Quan niệm của Phạm Ngọc Hiền
Dạy trường tư, khổ vì học trò; dạy trường công, khổ vì đồng nghiệp (Phạm Ngọc Hiền)
Chú Bảy - (vào lúc: 14:09 - 09-12-2013)
Câu này chỉ đúng một cách tương đối, nếu đúng một cách tuyệt đối sẽ là: Dạy trường tư phải lấy lòng học trò, dạy trường công phải lấy lòng đồng nghiệp, dạy trường bán công phải lấy lòng cả hai. Thật... đời là bể khổ !!!
Thái Nam - (vào lúc: 17:09 - 09-11-2013)
Gửi bạn Đỗ Hà, mình trân trọng những chia sẻ và cái nhìn khác của bạn quan điểm học trò trường công hay tư, vì mỗi người có một quan điểm nhìn nhận, nhưng vì bạn nói mình có tầm nhìn hạn hẹp nên mình cũng không vui mấy
Mình không buồn khi đọc chia sẻ của bạn, vì mình nghĩ bạn có cái nhìn đồng cảm với thầy cô, đó là cái nhìn đáng trân trọng. Nhưng cũng không thể vì thế mà bạn bảo mình có tầm nhìn hẹp được, dù bạn không có cố ý nói điều đó, nhưng nó cũng làm mình thấy không vui, trong tranh luận phản biện góp ý ta không nên có những từ nhìn nhận về người khác như thế, dù người ta có sai đi chăng nữa. 
Vì thế mình nghĩ dù mình có sai trong cách nhìn, nhưng mình rất trân trọng quan điểm của thầy Cao Vĩ Nhánh, mình nghĩ đây là một cuộc chia sẻ cởi mở, mình muốn bắc cái cầu nối để các thầy hiểu hơn về học trò trường tư thôi, chứ không có ý định phản đối các thầy, vì như thầy Hiền đã nói, những câu chia sẻ của thầy mọi người thầy hợp thì theo, không hợp thì thôi, nếu thấy thiếu thì bổ sung. Vì tính dân chủ trong cách thầy nói, nên mình đã chia sẻ với các thầy.
Thái Nam - (vào lúc: 16:09 - 09-11-2013)
Khi em đọc chia sẻ của thầy Hiền thực lòng em cũng không hiểu hết những điều thầy nói, nên em đã không bình luận, chỉ tới khi đọc câu bình luận của thầy Nhánh, em cảm thấy hơi buồn một chút vì các thầy cô lại cảm thấy điều khác biệt giữa học trò trường tư và công,học trò trường tư thời cấp 3 và đại học đâu có khác nhau đâu thầy, khi chúng đã phá thầy cô từ cấp 3 thì lên đại học chúng phá nhiều hơn nữa, em nghĩ rằng thời thầy đi dạy thầy đã bị học trò làm khổ, điều ấy em thực sự cảm thông với thầy. Em chưa là nhà giáo, em chỉ là sinh viên thôi nhưng em đã từng làm gia sư trong 4 năm đại học, có những đứa học trò đã làm em rơi nước mắt, em cũng đã từng nghĩ rằng những đứa học trò nhà giàu thật kiêu kì, nó nghĩ nó có tiền nên hách dịch với những gia sư như em, có đứa học trò đã cố tình nói em dạy sai để cho em nghỉ việc, dầu không phải thế, em đã bỏ lớp học bỏ số tiền mình dạy, mà không lấy tiền về vì lòng tự trọng, em đã nghĩ rằng phải chăng những đứa học trò nhà giàu không biết tôn kính người dạy mình, thế nhưng em đã nhầm, có những học trò nhà giàu sống thiếu tình thương dù gia cảnh nhà nó giàu có, nó đã kể cho em rất nhiều...chia sẻ rất nhiều, thầy ơi vì thế em vẫn thấy rằng nhiều khi giáo viên vẫn có một sự khoảng cách với học trò trường tư.
em biết những người giáo viên đi dạy như thầy, sẽ gặp rất nhiều tổn thương khi có những người học trò đã làm khổ thầy mình, nhưng nó chỉ là cá biệt thôi thầy ạ, vì thế em nghĩ dầu là học sinh cấp ba trường tư hay trường đại học cũng chẳng thể có sự so sánh ấy được, vì nó sẽ làm những người học trò còn lại tổn thương,
em biết nói điều này ra sẽ làm tổn thương các thầy, nhưng mọi sự so sánh sẽ là khập khiễng. Bây giờ em đã không còn kì thị những người học trò nhà giàu và nghèo khi em đi dạy, vì em biết học trò nào cũng đều là học trò cả, nhân cách của nó sẽ hoàn thiện từng ngày do ta dạy dỗ, cũng như em nghĩ mình cũng muốn bắc một nhịp cầu giữa thầy và trò để thầy cô hiểu học trò trường tư hơn.
Thầy Nhánh ơi: Những đứa học trò đã chưa hiểu hết cái tâm của thầy nên đã làm khổ thầy, thầy hãy rộng lòng mà cảm thông cho chúng vì đứa học trò nào cũng từng có thời bồng bột, nhưng thầy cũng hãy hiểu những học trò ấy hơn sự tha thứ và rộng mở của thầy sẽ khiến chúng cảm nhận được. Em nghĩ rằng đã mang cái nghiệp nhà giáo, thì bất kì người giáo viên nào cũng từng có cái khổ tâm, cũng phải một lần đau vì học trò của mình. Thầy ơi có lẽ khi những người thầy lên tiếng rằng họ bị học trò làm khổ, thì ắt hẳn họ cũng chẳng vui sướng gì mà nói nó. Nên em hiểu suy nghĩ của thầy, nhưng em chỉ nghĩ điều này, câu nói ấy người thầy dù ở trường công hay tư, cấp 3 hay đại học cũng đều phải thốt lên thôi
Chúc thầy sức khỏe vui, và có một sợi dây nối tinh cảm học trò hơn khi gặp những người học trò như thế, còn em thì qua chia sẻ của hai thầy, sau này khi là giáo viên dù dạy trường công hay tư, em cũng đều cố gắng cảm thông với những lỗi lầm của học trò mình, cũng như cố gắng nối lại khoảng cách giữa thầy và trò trường tư thầy ạ.

Đỗ Hà - (vào lúc: 22:09 - 09-10-2013)
Em kính chào 2 thầy ạ! Thân chào bạn Nam!
Em đã đọc hết những bình luận trên đây của cả thầy Nhánh và của bạn Nam, em rất hiểu những quan điểm và suy nghĩ của cả thầy Hiền,thầy Nhánh và của bạn Nam. 
thực lòng mà thưa là chắc rằng em vẫn chưa ngẫm được toàn ý mà thầy Hiền muốn gửi gắm qua câu nhận định đó nhưng phần nào đó em vẫn hiểu và tán thành. Cả 2 thầy đều là những nhà giáo có nhiều kinh nghiệm nên cũng có những quan điểm những nhận định được đúc kết trong sự nghiệp nên mỗi quan điểm đều thể hiện tầm nhìn rộng mở.
Cũng vì lẽ đó, bạn Nam ạ. chúng ta để còn rất trẻ ( xin lỗi , mình không biết bạn bao nhiều tuổi nhưng vẫn bạo gan đoán thế) kinh nghiêm sống và tầm nhìn vẫn còn hẹp.và có lẽ là bạn cũng chưa là giáo viên trong điều kiện dạy cả trường công lẫn trường tư để mà có cái nhìn bao quát.
còn nữa, cái khổ vì học trò ở đâu chắc là về nhiều vấn đề , nên nghĩ rộng ra,chứ không  chắc nói về vấn đề tài chính hay gì khác đâu.
suy nghĩ của bạn và sự kì thị hay gì đó thực ra cũng có phần đúng, một bộ phận người thực sự có cái nghĩ như thế, bạn đừng buồn nha.Và tất nhiên mình không nằm trong số người có suy nghĩ đó.

CAO VĨ NHÁNH - (vào lúc: 21:09 - 09-10-2013)
Gửi Thái Nam! Anh từng dạy một trường cấp 3 Tư thục ở Sài Gòn, bị học trò làm "khổ" nên đồng cảm với suy ngẫm của thầy Hiền, chứ anh không nói trường tư bậc Đại học.
Thái Nam - (vào lúc: 18:09 - 09-10-2013)
Thầy Cao Vĩ Nhánh ơi, thầy cho em hỏi ạ, học trò trường tư có gì khác với học trò trường công lập. Em là học trò trường tư, em nghĩ rằng tình cảm bọn em dành cho thầy cô lớn lắm, sự tôn kính ấy lại càng nhiều hơn, có lẽ điều khác là học trò trường tư bọn em phải đóng nhiều tiền hơn trường công lập, và chịu nhiều thiệt thòi hơn thôi,  Khi thầy Hiền chia sẻ quan điểm này, em nghĩ có lẽ thầy ấy có nỗi khổ nào ấy mà thầy nhận phải còn cá nhân em thì nghĩ rằng, học trò trường tư cũng yêu thầy cô giáo mình chẳng khác nào trường công đâu.
Em thấy một số người có quan điểm cho rằng, học trò trường tư nhiều tiền nên có thái độ không tôn kính thầy cô, em không biết quan điểm ấy từ đâu chứ sinh viên bọn em đâu phải ai học trường tư cũng giàu đâu, có những bạn nhà rất nghèo phải bỏ học, có những bạn phải đi làm thêm rồi gặp tai nạn...vì trân trọng cái chữ, nên các bạn ấy cũng trân trọng thầy cô lắm. Em nghĩ rằng người học trò làm khổ thầy cô, nào đâu cứ phải ép vào trường công hay tư...mà là ở nhân cách của người học trò thôi.
Em xin chia sẻ quan điểm và cách nghĩ của mình cùng các thầy, học trò trường tư vốn bị kì thị quá nhiều từ xã hội,chẳng lẽ đến cả thầy cô mình cùng kì thị nốt, vậy bọn em biết gửi tình cảm và tâm sự mình cho ai?
CAO VĨ NHÁNH - (vào lúc: 14:09 - 09-10-2013)
Từng là ông giáo trường tư phổ thông, em rất tâm đắc chiêm nghiệm này của thầy. Theo em nghĩ, giáo viên ở trường công dù sao cũng dễ thăng bằng cảm xúc hơn nhờ tình cảm chơn chất, hồn hậu của học trò. Mọi thị phi đồng nghiệp cũng chóng tan đi nhờ bóng râm mát rượi của những tâm hồn long lanh, giàu tình cảm của học trò.



Gửi bình luận