Tiếp theo phần 4: Thăm khu điện gió Bạc Liêu
Tôi đi chưa hết Bạc Liêu, chỉ cưỡi ngựa xem hoa một vòng thành phố này. Tuy nhiên, cũng gặp khá nhiều điều thú vị về đất và người nơi đây. Từ những vườn cây ăn trái có tuổi đời 100 năm đến những công trình kiến trúc mang tính sáng tạo cao kết hợp truyền thống và hiện đại.
Trung tâm văn hóa Bạc Liêu được trang hoàng rất đẹp nhân kỷ niệm 20 ngày tái lập tỉnh (1/1/1997 - 1/1/2017)
Ở công viên Hùng Vương, có ba trụ đá khắc các sự kiện tiêu biểu trong lịch sử tỉnh nhà. Cơ quan hành chính tỉnh Bạc Liêu được chính thức hoạt động từ năm 1900. Đến năm 1976, Bạc Liêu nhập với Cà Mau thành tỉnh Minh Hải. Sau 20 chung sống, hai anh em lại tách ra theo phong trào chung của các tỉnh thời đấy.
Không khí tết vẫn còn với các hình ảnh bánh chưng dưa hấu, mai vàng...
Giữa công viên, có biểu tượng cây đàn cổ, rất cao và thay đổi màu sắc liên tục. Các kiến trúc sư ở đây đã tạo ra được những công trình có giá trị nghệ thuật cao với mong góp phần lưu giữ nét đẹp truyền thống quê mình.
Những kiến trúc truyền thống và hiện đại cùng tồn tại bên nhau để tạo nên nét đẹp hài hòa
Hai tòa tháp phía bên phải có mái hình nón, luôn nhắc nhở một nét đẹp dân dã ngay giữa lòng đô thị. Phải nói, các kiến trúc sư ở đây có tầm nhìn quy hoạch và có tấm lòng với quê hương.
Thành phố Bạc Liêu vào lúc rạng sáng, nhìn từ nhà hàng Thành Đạt
Phía sau lưng nhà hàng, vẫn còn những vườn dừa mang đậm bản sắc miền Tây
Ở Bạc Liêu có khá nhiều vườn cây ăn trái, trong đó có những cây sống lâu 100 tuổi và đang là đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học
Chúng tôi lên đường tạm biệt Bạc Liêu, hẹn gặp lại một ngày không xa
Mới xem tiếp phần 6: Thăm Chùa Dơi ở Sóc Trăng