Ý tưởng độc đáo từ bát phở (+ lời bình của PNH)

Tô phở... đèn lồng độc đáo của anh Omid Sadri

Tô đựng phở độc đáo này được sáng tạo bởi 1 người Mỹ gốc Nhật, anh Omid Sadri, cũng chính là đề tài tốt nghiệp của anh tại học viện Pratt (Brooklyn, New York) bởi đã trót đam mê món phở của Việt Nam.

Đây là một ý tưởng đã đi vào sản xuất và rất được yêu thích trên trang web Kick Starter (http://http://www.kickstarter.com), một chuyên trang hỗ trợ các dự án cá nhân. Nếu có một ý tưởng hay một thiết kế tâm đắc bất kỳ, bạn có thể diễn giải hay thuyết trình và các độc giả sẽ chia sẻ về mặt tài chính để thực thi dự án đó.Điều thú vị hơn cả là tô phở lấy ý tưởng từ đèn lồng này lại đến từ 1 người Mỹ, anh Omid Sadri. Đây cũng chính là đề tài tốt nghiệp của anh tại học viện Pratt (Brooklyn, New York) bởi đã trót đam mê món phở của Việt Nam.

Trọn bộ tô phở lấy ý tưởng từ đèn lồng bao gồm 4 phần: muỗng, tầng 1, tầng 2 và tô phở chính

Toàn bộ các phụ kiện và cách thức sử dụng

Các thành phẩm của tô phở đèn lồng

Chiếc muỗng được vát góc

Tầng 1 trên cùng dành cho chanh và ớt

Tầng 2 dành cho rau thơm và giá

Tầng dưới cùng là tô phở với khe nhỏ để xếp đôi đũa

Muỗng được để ở trên cùng, còn đôi đũa được xếp gọn gàng trong 1 khe nhỏ của tô phở

Lời bình của Phạm Ngọc Hiền:

Ý tưởng này cũng khá độc đáo, nó giống như việc sáng tạo ra một bài thơ hay về phở. Người Việt ta hì hục ăn phở suốt trăm năm mà không nghĩ ra cái gì mới mẻ về phở thì cũng đáng buồn thật. Thời chiến tranh, có trường hợp cá biệt như Nguyễn Tuân dám viết một bài tùy bút Phở mà bị kiểm điểm. Ngày nay, cái việc sáng tạo phở lại phải giao cho một anh chàng sinh viên người Mỹ gốc Nhật. Nhưng thôi cũng được, lâu nay mình vẫn quen dùng của người khác chớ có ai dám sáng tạo ra cái gì đâu. 

Bát phở do Omid Sadri thiết kế tuy gọn nhưng có vẻ hơi nặng, hình dáng to như chiếc đèn lồng của nó liệu có làm thay óc thẩm mỹ của người Việt ? Và nếu nó có khả năng phổ biến trong tương lai thì liệu hình dáng của cái bát phở truyền thống có được đưa vào Viện bảo tàng đồ cổ ? Nếu có vậy thì các bạn hãy chụp một cảnh ăn phở để sau này khoe với con cháu rằng mình đã từng... thưởng thức đồ cổ. Hoặc hãy mua một vài cái bát đựng phở để sau này... đem ra bán đấu giá !

Tuy nhiên, cái bát phở truyền thống của ta có nhiều công dụng hơn. Nó có thể dùng làm cái tô để đựng canh chua cá lóc hoặc dùng làm chén ăn cơm như mấy cậu con nít miền Tây. Còn cái tiện này nữa: giả sử như chủ nhân quán phở bị làm ăn thua lỗ (do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu) nên chuyển sang bán cháo lòng thì không thể dùng cái bát đồ sộ của Omid Sadri để đựng cháo được.

Sau đây là hình dáng bát phở mà hiện nay chúng ta đang dùng, nêu ra để các bạn tiện so sánh với bát phở ba tầng đang được đề xuất từ một tín đồ của Phở ở nước Mỹ.

 

 

 

 

 

Ở Hà Nội, muốn ăn phở ngon, phải thuộc lòng bài:

Rồng rắn lên mây,

Có cây thuốc bắc

Có ông phở đắt

Ở nhà hay không ?

.

(Đồng dao xứ An Nam do Hiền Chấm Cơm chế tác)

 

Nguồn ảnh: http://saigonamthuc.vn

Đan Minh - Vũ Tam Huề - Ngọc Hiền

 

 


Phamngochien.com - 09:16 - 28/07/2013 - Bài của văn nghệ sĩ          

Gửi bình luận