Xung đột dì ghẻ con chồng trong truyện cổ Ê đê (Trịnh Thị Thủy - SV ĐH BD)

Bài viết trích từ chương 3 luận văn "Truyện cổ tích Ê Đê từ góc nhìn mô tip" của Trịnh Thị Thủy, lớp 12NV01, SV khoa Ngữ Văn, Đại học Bình Dương.

Lời tác giả:
Khi nghiên cứu truyện cổ tích của người Ê Đê tôi cũng bị nhầm tưởng xung đột dì ghẻ con chồng không xuất hiện trong truyện cổ tích của họ, vì người Ê Đê được biết tới với tục nối dây và chế độ mẫu hệ , chính hai điều này đã tác động tới nội dung truyện cổ tích của họ, lâu nay người ta cũng vẫn cho rằng, trong xã hộ mẫu hệ không có mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng, nhưng thực tế đó chỉ là sự suy đoán trên lý thuyết, truyện cổ tích của người Ê Đê đã chứng minh điều đó, dân tộc Ê Đê vẫn có những mâu thuẫn trong đời sống gia đình, chỉ là so với người Việt và các dân tộc theo chế độ phụ hệ khác nó ít hơn thôi. Là một sinh viên chuyên ngành văn học, khi lần đầu đưa ra ý kiến mới này tôi cũng rất băn khoăn lo lắng, vì các quan niệm đi trước đã chứng minh, nhất là quan điểm của giáo sư Nguyễn Tấn Đắc, thế nhưng cũng chính giáo sư đã tiếp cho tôi ngọn lửa đam mê và sự dũng cảm khi tôi được đọc bài viết mới của giáo sư trên tạp chí văn hóa dân gian, giáo sư đã cho rằng xung đột trong truyện Tấm Cám không phải là xung đột dì ghẻ con chồng mà là xung đột giữa hai chị em, phát hiện mới ấy như làn gió mới, tiếp sức cho những người nghiên cứu khoa học để dũng cảm tìm ra cái mới.Nó là một sử hả hê và sảng khoái nhất, vì lâu nay người ta đã bắt đầu thấy nhàm chán với những điều mà ai cũng biết, phát hiện của giáo sư làm ta thấy mảnh đất văn học dân gian thực sự màu mỡ và còn nhiều điều mới mẻ mà ta chưa khám phá hết.
Mặc dù chính tôi đưa ra một cái nhìn khác với giáo sư trong một ý kiến về xung đột dì ghẻ con chồng, bị chi phối bởi chế độ mẫu hệ, phụ hệ, thì điều đó cũng không làm tôi ngừng sự quý mến và thần tượng tới giáo sư, tôi cũng tin rằng,giáo sư cũng ủng hộ tôi trong việc khám phá tìm ra những cái mới bổ sung thêm những cái của người đi trước , và đó là công việc mà những người đam mê nghiên cứu cần làm, dẫu cho ta có phải phủ nhận một vài ý kiến người đi trước, đó là điều mà giáo sư Nguyễn Tấn Đắc đã làm, và khiến tôi có động lực mạnh mẽ hơn để làm tiếp công việc ấy.
Trong nghiên cứu khoa học, chỉ có một sự thật tồn tại đó chính là sự thật, tôi nghĩ thế.

Gia đình trong xã hội cổ truyền người Ê Đê thời nguyên thuỷ, là đại gia đình còn mang nhiều nét tàn dư của chế độ gia đình mẫu hệ. Điều đó biểu hiện tập trung nhất ở vai trò người vợ người cậu (miah), người Ê Đê có nhân vật người cậu, mà truyện cổ tích người Việt chưa đề cập tới, vì sao người cậu lại xuất hiện nhiều trong truyện cổ tích như vậy, người Ê Đê rất coi trọng vai trò người cậu trong gia đình, trong xã hội mẫu hệ người phụ nữ làm chủ nhà, thì người em trai trong họ ngoại lại nắm vai trò quan trọng, phụ nữÊ Đê đã có câu "Ý cậu sao thì ý của tôi vậy".Người cậu đại diện cho mẫu hệ, cho mẹ và dòng họ mẹ. Đây là loại nhân vật liên quan đến nhân vật mồ côi nhiều nhất, và cũng chính vì lý do đó mà ta thấy xuất hiện mối xung đột giữa nhân vật mồ côi và người cậu, trong truyện Nung Ku ang và bác cháu chàng Rít, người bác của Rít có thể coi như nhân vật người cậu nắm quyền bên dòng họ mẹ đã nhiều lần chơi xấu Rít, trong truỵện Chàng Cóc, người cậu của Cóc lại đối xử với Cóc rất tốt.
Về sự khác nhau trong nhân vật mồ côi giữa người Việt và người Ê Đê tôi nhận thấy điều này, trong mối quan hệ anh em giữa những đứa trẻ mồ côi, không có xung đột giữa con riêng và con chung như trong truyện cổ tích người Việt. Mà là xung đột giữa con đẻ và con nuôi, hoặc hai anh em ruột. Truyện Tấm Cám của người Việt có xung đột mạnh mẽ giữa Tấm và Cám, trong bài viết mới của mình trên tạp chí văn học dân gian, giáo sư Nguyễn Tấn Đắc cũng đã xác định mối xung đột chủ yếu trong truyện Tấm Cám là xung đột giữa Tấm và Cám chứ không phải là xung đột dì ghẻ con chồng. Như ta đã biết người Việt theo chế độ phụ quyền, khi người cha đi lấy vợ đứa trẻmồ côi mẹ sẽ phải ở với người đàn bà xa lạ, và tất nhiên nó cũng sẽ chịu nhiều thiệt thòi so với đứa em cùng cha khác mẹ, mâu thuẫn tất yếu xảy ra khi người mẹ kế bênh vực đứa con riêng của mình. Đối với người Ê Đê họ có tập tục nối dây và theo chế độ mẫu hệ, khi người quá cố mất thì gia đình của người quá cố sẽ tìm một người trong dòng họ mình thay thế, để duy trì mối quan hệ thông gia và vì con cái người đã mất, đứa trẻ không phải sống với người đàn bà xa lạ, nên sự thiên vị giữa những đứa con sẽ ít đi thậm chí là không có. Do thế nhân vật mồ côi bất hạnh của người Ê Đê không đi với mâu thuẫn giữa con riêng và con chung là vì lý do đó.
Sự khác biệt nữa về nhân vật mồ côi, trong cổ tích người Việt nhân vật mồ côi chịu rất nhiều bất hạnh nhất là từ phía người mẹ ghẻ, vậy trong truyện cổ tích Ê Đê có không?.
Ta hãy thử tham khảo ý kiến của giáo sư Nguyễn Tấn Đắc về vấn đề này như sau:"Xung đột dì ghẻ con chồng là một hiện tượng đặc hữu và tiêu biểu của xã hội phụ hệ, cũng gần giống như xung đột mẹ chồng nàng dâu vậy, trong xã hội phụ hệ con cái thuộc về người cha nếu như người cha sống với một người vợ kế thì chúng phải ở chung với một người đàn bà xa lạ đối với mình. Chính do đó mà xảy ra mối xung đột tình cảm thường trực giữa người dì ghẻ và con chồng, khi có tranh trấp quyền lợi thì mối xung đột có thể rất gay gắt. Trong xã hội có mẫu hệ, con cái thuộc về phía mẹ. Vì vậy con cái bao giờ cũng ở với người mẹ đẻ ra mình, nếu người mẹ đẻ không còn thì cũng sẽ ở với những người thân thích thuộc mẹ, chứ không bao giờ ở với người cha. Vì vậy con cái không bao giờ phải sống chung với một người đàn bà xa lạ vì người cha lấy vợ kế. Trong xã hội mẫu hệ không có những nhân vật kiểu dì ghẻ con chồng, nàng dâu, cho nên không thể xảy ra xung đột dì ghẻ con chồng". [8, 176].


Ý kiến của giáo sư Đắc đã giúp chúng ta giải thích một phần nào lý do vì sao trong truyện cổ tích của xã hội mẫu hệ ít xảy ra mâu thuẫn dì ghẻ con chồng, ví dụ như truyện cổ tích của người Chăm và người Chu Ru, có những dân tộc từ chối chủ đề này, nhưng có dân tộc lại không từ chối, và dân tộc Ê Đê là dân tộc ấy. Bản chất môi trường sống và chế độ xã hội của mỗi tộc người quy định nội dung truyện cổ tích của dân tộc đó, tuy nhiên với ý kiến cá nhân tôi cho rằng, trong bất kì xã hội nào cũng có xung đột mâu thuẫn, chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Có những tập tục sẽ hạn chế bớt đi được những thiệt thòi mà đứa trẻ phải nhận khi mất đi bố hoặc mẹ mình, tập tục nối dây của người Ê Đê đã mang ý nghĩa nhân sinh đó, bù đắp một phần mất mát của đứa trẻ. Bản thân một đứa trẻmồ côi đối với nó đã là một thiệt thòi và bất hạnh lớn, dù nó sống với ai, cô dì hay chú bác.
Người Ê Đê theo chế độ mẫu hệ, phụ quyền, họ lại có tập tục nối dây, tục nối dây có nghĩa là khi chồng hoặc vợ mất thì gia đình người quá cố tìm người thế vào, tục chuê nuê có ý nghĩa bảo trì tài sản nhà vợ và vì con cái cái người đã mất, duy trì mối quan hệthông gia. Vì lẽ đó trong truyện cổ tích của người Ê Đê rất ít xuất hiện và xung đột dì ghẻcon chồng là vì lý do này, tuy nhiên nói nó ít xuất hiện không có nghĩa là không có. Mà truyện Anh em Kun Koi đã là ví dụ, nhưng ta thấy rằng, nhân vật người vợ kế xấu bụng là người có họ hàng xa, chứ không phải họ hàng gần.Người Ê Đê có tục nối dây, việc nối dây có ý nghĩa bảo vệ tài sản, và vì tương lai con cháu, đứa trẻ vì sống với gì, với chú mình nên sẽ ít bị đối xử cay nghiệt hơn khi sống với người xa lạ. Trong quá trình tham khảo tài liệu tôi may mắn tìm thấy tài liệu của nhà nghiên cứu Trương Bi, một nhà nghiên cứu chuyên nghiên cứu về truyện cổ tích Ê Đê, và trong cuốn sách Văn học dân gian Êđê - Mơnông, nhà nghiên cứu Trương Bi đã chỉ ra một truyện nữa nói về xung đột dì ghẻ con chồng đó là truyện Anh em Y Kun và Y Coi.Truyện anh em Y Kun và Y coi kể rằng: Y Kun và Y Coi mồ côi cha mẹ, họ sống với dì ghẻ. Vì ông bố nghe theo lời dì ghẻ độc ác bắt hai con bỏ vào rừng, nhưng hai anh em được thần giúp đỡ và thoát nạn. Về phần mụ dì ghẻ độc ác, vì đi vào rừng ăn phải trái cây độc mà biến thành con vật và bị đuổi đi. Hai anh em Y Kun và Y Coi sống hạnh phúc bên bố.
Với truyện cổ tích người Việt đứa trẻ mồ côi bất hạnh còn gặp thêm xung đột với người con riêng, nhưng trong truyện cổ tích Ê Đê thì lại đi vào xung đột giữa dì ghẻ và con chồng. Cũng trong cuốn sách này nhà nghiên cứu Trương Bi đã xác định rằng: "Mô típ người dì ghẻ độc ác cũng xuất hiện trong truyện cổ tích Ê Đê, bên cạnh sự hành hạcủa mụ dì ghẻ, những kẻ mồ côi còn chịu sự độc ác của những ông bố". [3, 62].
Nhà nghiên cứu Phan Xuân Viện trong bài viết của mình cũng đã xác định người Ê Đê có đề tài cốt truyện về người con riêng với chủ đề dì ghẻ con chồng, nhà nghiên cứu Phan Xuân Viện đã chỉ ra các truyện có nói về xung đột dì ghẻ con chồng gồm các truyện sau: Anh em Kun Koi, Y Nan nuôi cá lóc ,Tấm Cám cao nguyên. Nhà nghiên cứu Phan Xuân Viện phân tích: "Trong các truyện này, lại có thể chia thành các dạng khác nhau như: Mẹ kế có họ hàng gần với người mẹ đã chết, xui chồng mang con riêng bỏ nơi rừng sâu (Anh em Kun- Koi); cha dượng độc ác như một dạng mẹ kế, cắt gân chân con riêng của vợ vẫn không chết nhờ có thần linh cứu giúp (Y Nan nuôi cá lóc)".[23, 136].

Với những ý kiến trên ta tiếp nhận thế nào?, đồng ý với ý kiến của giáo sư Nguyễn Tấn Đắc, hay nhà nghiên cứu Trương Bi và Phan Xuân Viện. Để xem ý kiến nào đầy đủta cần xét trong hoàn cảnh ra đời của câu nói, giáo sư Nguyễn Tấn Đắc đã phát biểu ý kiến trên khi ông khảo sát tác phẩm giữa hai dân tộc Chăm và Việt, với bài viết " Từtruyện Kajong và Halêk của người Chăm đến type truyện Tấm Cám ở Đông Nam Á.", trong bài viết này ông đã viết : "Rõ ràng người Chăm đã "từ chối" chủ đề dì ghẻ- con chồng trong type truyện Tấm Cám của mình, và đây là trường hợp duy nhất làm như vậy mà người viết bài này biết được, vì sao như vậy?".[8, 174], và giáo sư Nguyễn Tấn Đắc viết thêm: "Người Chăm đã kể lại type truyện Tấm Cám theo thực tế của xã hội mình, là một xã hội mẫu hệ, nên đã từ chối chủ đề dì ghẻ con chồng vốn chỉ có trong xã hội phụhệ". [8,176]. Như vậy rõ ràng giáo sư đã công nhận xung đột dì ghẻ con chồng là một sản phẩm của xã hội phụ hệ, và người Chăm đã từ chối chủ đề dì ghẻ con chồng này. Thế nhưng tôi nghĩ một thực tế, có thể người Chăm từ chối chủ đề này với thực tếxã hội của dân tộc họ, nhưng người Ê Đê thì không từ chối, nếu họ từ chối thì ta sẽ giải thích ra sao với hai truyện Anh em Y Kun và Y Coi, Anh em Kun Koi, mà tác giả Trương Bi đã dẫn chứng.

 

Vậy lúc này ta đặt ra câu hỏi. Xung đột dì ghẻ con chồng có phải là sản phẩm riêng của xã hội phụ hệ, như giáo sư Nguyễn Tấn Đắc nói không.?, tôi cũng nghĩ rằng, chưa xét tới số lượng tác phẩm để chứng minh thì ta chứng minh bằng thực tế. Người Ê Đê theo xã hội mẫu hệ, lại có thêm tục nối dây, giáo sư Đắc đã nói rằng, "Vì vậy con cái không bao giờ phải sống chung với một người đàn bà xa lạ vì người cha lấy vợkế", điều này có chính xác và đầy đủ không?.Đứa trẻ chỉ thuộc về gia đình nhà vợ khi người chồng không tìm được người nối dây trong gia đình nhà vợ, và phải trở về nhà bốmẹ mình với xà gạc cuốc rìu. Đứa trẻ lúc này sẽ rơi vào trường hợp mất cả cha lẫn mẹ, rất bất hạnh, nhưng trong trường hợp tìm được người nối dây thì người con sẽ ở với bố mình hoặc mẹ mình khi một trong hai người họ tìm thấy được người nối dây. Vậy thì làm sao có thể nói đứa trẻ chỉ thuộc về người mẹ, nó vẫn sống chung với người vợ kế khi cha nó đi lấy vợ, và mâu thuẫn vẫn có thể xảy ra.
Hơn nữa ta thấy điều này, bản chất của mâu thuẫn nó không nằm ở việc có họ gần hay họ xa, có thân thuộc hay không? Mà là nó nằm ở trong chính nội tại bản thân của nó. Mâu thuẫn là phạm trù tất yếu của cuộc sống, và muốn hay không muốn nó vẫn phải xẩy ra, nó không phân biệt xã hội mẫu hệ hay phụ hệ, khi xã hội Việt Nam xuất hiện các gia đình, thì khi ấy ắt xuất hiện mâu thuẫn giữa những người cùng sinh sống. Giữa anh em ruột thịt có thể xung đột nhau, bố mẹ có thể mâu thuẫn với con cái, thì ta cũng không thể nói có một sự tuyệt đối trong xã hội mẫu hệkhông có xung đột dì ghẻ con chồng như trong truyện cổ tích của người Việt, mà là nó xuất hiện ít hoặc không nhiều như trong truyện cổ tích người Việt mà thôi. Truyện cổ tích của người Ê Đê có mô típ dì ghẻ con chồng không, tôi xin nhận định là có và tôi sẽ chứng minh bằng 3 tác phẩm sau. Anh em Kun Koi, Y Nan nuôi cá lóc, Anh em Y Kun và Y Koi . Trong số truyện mà tôi khảo sát, có một truyện nói lên xung đột dì ghẻ con chồng đó là truyện Anh em Kun Koi. Trong truyện Anh em Kun Koi.Kun và Koi là hai anh em ruột, mẹ mất sớm.Ba bố con rất yêu thương nhau, có một người đàn bà họ xa với mẹ của anh em Kun Koi muốn lấy bố của anh em Kun Koi làm chồng. Nhưng mụ không ưa các con của người mình sẽ lấy làm chồng, nên tìm cách xúi giục mê hoặc làm người cha hãm hại các con mình, người cha đã đẩy các con xuống hốmài, rồi trở về lấy người đàn bà xấu kia làm vợ. Sau khi hai anh em thoát khỏi hố mài, sống sót trở về và trở nên giàu có vì làm ăn chăm chỉ, họ đã tiếp đãi bố mình rất tử tế. Người đàn bà xấu kia lại nổi lòng gian tham xúi bố của anh em Kun Koi giết hại hai em để chiếm của cải, nhưng họ chưa kịp thực hiện ý đồ, thì bị sét đánh dọc đường và chết.Trong truyện Anh em Y Kun và Y Koi: Y Kun và Y Coi mồ côi cha mẹ, họ sống với dì ghẻ. Vì ông bố nghe theo lời dì ghẻ độc ác bắt hai con bỏ vào rừng, nhưng hai anh em được thần giúp đỡ và thoát nạn. Về phần mụ dì ghẻ độc ác, vì đi vào rừng ăn phải trái cây độc mà biến thành con vật và bị đuổi đi. Hai anh em Y Kun và Y Coi sống hạnh phúc bên bố. Tác phẩm này có trong cuốn truyện cổ dân gian Ê Đê tập 1, sở văn hoá thông tin Tỉnh Đăk Lăk. Trong truyện Y Nan nuôi cá lóc, người cha dượng đã cắt gân chân đứa con riêng của mình. Cha dượng lúc này giống như một dạng mẹ kế. Truyện này tôi tìm được trong cuốn truyện kể dân gian các tộc người Nam Đảo của nhà nghiên cứu Phan Xuân Viện sưu tầm, như vậy đã có 3 tác phẩm chứng minh truyện cổ tích của người Ê Đê có xuất hiện mâu thuẫn dì ghẻ con chồng, và ta cần xác minh lại, mâu thuẫn dì ghẻ con chồng không phải là sản phẩm riêng của chế độ phụ hệ như giáo sư Đắc nói. Cùng ý kiến với tôi về việc người Ê Đê có mâu thuẫn dì ghẻ con chồng, thì nhà nghiên cứu Trương Bi và nhà nghiên cứu Phan Xuân Viện cũng đã nhận định bằng các tác phẩm trong công trình của mình mà tôi đã trích dẫn ở trên.Tôi cũng nhận thấy rằng, các nhân vật người mẹ kế trong truyện cổ tích Ê Đê được các tác giả dân gian xây dựng là những người đàn bà xấu tính có họ xa với người vợ đã khuất. Liệu có một lý do gì mà tác giả dân gian lại xây dựng nhân vật người mẹ kế là người đàn bà họ xa mà không phải họ gần, chắc chắn có lý do của nó, đấy chính là sự ảnh hưởng của tập tục nối dây và mẫu hệ. Tập tục nối dây đã quy định như sau người chồng hoặc người vợ có quyền lấy anh em họ hàng trong dòng họ người quá cố dù người ấy là họ xa hay họ gần, vì là họ gần nên những đứa trẻ chịu sự bất hạnh ít hơn, và mâu thuẫn dì ghẻ con chồng sẽ rất ít xảy ra, khi đứa trẻ ấy cũng là con của chị mình, anh mình nên không có lẽ nào những người vợ mới hay chồng mới lại đi bắt nạt chính cháu ruột của mình cả. Vì thế trong truyện cổ tích của người Ê Đê không có xây dựng nhân vật người mẹ kế là họ gần, mà là họ xa, vì là họ xa nên sự gần nhau về huyết thống không có nên những người mẹ kế độc ác được người Ê Đê xây dựng là những người đàn bà họ xa.Một điều cần lưu ý nữa rằng, ta đang xét xung đột dì ghẻ con chồng trên tác phẩm truyện cổ tích, và phân tích bằng hệ thống lý thuyết để chứng minh mâu thuẫn dì ghẻ con chồng có phải là sản phẩm riêng biệt của xã hội phụ hệ không, mà quên mất rằng xã hội Ê Đê có mâu thuẫn ấy hay không? Chính bản thân họ biết rõ nhất, những câu hỏi ấy sẽ do những đứa trẻ mồ côi mất mẹ sống với gia đình họ ngoại mình trả lời.Đấy mới là câu trảlời thiết thực nhất. Nhưng dù gì đi nữa, truyện cổ tích cũng phản ánh những vấn đề của cuộc sống, và chắc hẳn ba câu chuyện trên cũng đã phản ánh một phần nào về những bất hạnh mà đứa trẻ mồ côi mẹ hay cha phải nhận khi mẹ hoặc bố nó đi lấy người khác.

Trịnh Thị Thủy

Tài liệu tham khảo:
1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
2. Trương Bi (2011), Lễ hội truyền thống dân tộc Ê Đê, Nhà xuất bản Tây Nguyên.
3. Trương Bi (2012), Văn học dân gian Ê Đê, Mơ Nông, Nhà xuất bản Văn hoá dân
tộc, Hà Nội.
4. Trần Ngọc Bình (2008), Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản Tây
Nguyên.
5. Nông Quốc Chấn (2004), Văn học các dân tộc thiểu số, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
6. Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi (2011), Người Ba Na ở Kon Tum, Nhà
xuất bản Tri Thức.
7. GS.TS Phan Hữu Dật (2004), Góp phần nghiên cứu dân tộc học Việt Nam, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia.
8. Nguyễn Tấn Đắc (2011), Đọc truyện bằng type và mô tíf. Nhà xuất bản Khoa học
xã hội.
9. La Mai Thi Gia, Nghiên cứu mô tif trên bình diện mối quan hệ giữa mô tif và cốt
truyện. Nghiên cứu văn học số 7 - 2013.
10.Nhiều tác giả (2012), Truyện cổ các dân tộc Tây Nguyên, Hội văn nghệ dân gian,
Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc.
11. Nhiều tác giả (2011), So sánh Folklore, Nhà xuất bản Thanh Niên. Đà Lạt.
12.PGS. TS Lê Như Hoa (chủ biên), Văn hóa ứng xử các dân tộc Việt Nam, Nhà xuất
bản Văn hóa thông tin.
13.Đỗ Hồng Kỳ (2008), Văn học dân gian Ê Đê, Mơ Nông, Nhà xuất bản Khoa học
xã hội Hà Nội.
14.Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn ( 1972), Văn học
dân gian Việt Nam.
15.Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Diệu, (1997), Văn hóa các dân tộc
thiểu số ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo Dục.
16. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hóa, Thành Thế Thái Bình
(11/2006), Lý luận văn học, Nhà xuất bản Giáo Dục.
17. Bùi Mạnh Nhị (chủ biên), Hồ Quốc Hùng (2008), Văn học dân gian những công
trình nghiên cứu, Nhà xuất bản Giáo Dục.
18. Lê Chí Quế (2001), Văn hóa dân gian, khảo sát và nghiên cứu, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
19. Lê Chí Quế (chủ biên), Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ (2004), Văn học dân
gian Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
20.Boris Riftin, Một số mô típ thần thoại về nguồn gốc loài người của thổ dân Đài
Loan.Tạp chí văn học dân gian.Số 1 năm 2013.
21.Nguyễn Ba Thành (2005), Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn học. Nhà xuất bản
Đại học quốc gia Hà Nội.
22. Hoàng Tiến Tựu, Nguyễn Hữu Sơn, Phạm Thi Đào, Võ Quang Trung (2012), Một
vài vấn đề về văn học dân gian, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc Hà Nội.
23. Phan Xuân Viện (2010), Truyện kể dân gian các tộc người Nam Đảo, Nhà xuất
bản Đại học quốc gia Hà Nội.

.


Phamngochien.com - 06:37 - 07/11/2013 - Bài của văn nghệ sĩ          

Gửi bình luận