Một thoáng Đồng Nai - Bình Thuận - Ninh Thuận

Đoàn Văn Thông

Văn Thị Mỹ Hiệp

Nguyễn Thị Loan

 

        Đúng 5 giờ sáng ngày 28 tháng 01 năm 2013, cuộc hành trình xuất phát. Chúng tôi đi trong sự yên lặng của thành phố bình yên đang chìm trong giấc ngủ, chiếc xe lăn bánh trên con đường mới đưa chúng tôi đến mảnh đất đầu tiên: Đồng Nai trong màn sương dày đặc đang che phủ. Khoảng 7 giờ cả đoàn dừng chân tại Ngã Ba Dầu Dây ăn sáng.

         Nói tới Đồng Nai là nói tới vùng đất với nhiều hứa hẹn với những nét văn hoá và nền văn học tiêu biểu và đây cũng là một trong những thành phố phát triển ở vùng Đông Nam Bộ.Ta từng nghe tới hai câu thơ:

                                  "Làm trai cho đáng nên trai

                              Phú Xuân đã trải Đồng Nai đã từng"

          Quả vậy, Đồng Nai và Phú Xuân (Huế) là hai vùng đất trù phú rộng lớn của cả nước. Với tên gọi Đồng Nai đã có nhiều bí ẩn. Ngày xưa, vùng đất Đồng Nai không phải là của người Việt mà là của Cam PuChia do người dân tộc khơ Me sinh sống. Và tên gọi Đồng Nai được bắt đầu từ năm 1976 với tên gọi của những sự vật phổ biến như những cánh đồng rộng lớn và những đàn nai. Trên mảnh đất Đồng Nai rộng lớn ta bắt gặp Ngã Ba Dầu Dây, đây là nơi mà Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay để 50 người con theo cha xuống biển và 49 người con theo mẹ lên núi. Hai bên đường Ngã Ba Dầu Dây là những cây cao su xanh tốt đang vươn mình đón ánh nắng ban mai, và chính nơi đây là những vùng đồn điền cao su đầu tiên ở Việt Nam. Ngày xưa, thực dân Pháp bắt dân chúng ta làm việc cật lực vì cây cao su, vì thế dân ta có câu:

                                     "Cao Su đi dễ khó về

                                 Khi đi trai trẻ khi về bủng beo"

    Nhưng ngày nay cao su chính là cây công nghiệp đưa nền kinh tế phát triển, nên dân ta có câu:

                                        "Cao su đi dễ khó về

                                      Khi đi xe đạp khi về xe rim"

         

Qua con đường này ta bắt gặp ngọn đèo "Mẹ bồng con". Đây là ngọn đèo nối giữa Huyện Thống Nhất và Thị Xã Long Khánh. Khi nghe đến tên ngọn đèo ta đã hình dung được sự việc và thấy được tình mẫu tử mẹ con cũng như ca ngợi đức tính thuỷ chung của người phụ nữ. Và từ đó khi nhắc tới ngọn đèo này ta thường nhớ tới hòn Vọng Phu. Đó là những câu chuyện của mảnh đất Đồng Nai và góp phần làm nổi bật thêm cho mảnh đất này không thể không nhắc đến nét văn hoá và nền văn học.

         Ở Đồng Nai có rất nhiều nhà văn nhà thơ nhưng trong đó có ba nhà văn nổi tiếng, đó là: Lí Văn Sâm (nhà văn, nhà báo), Bình Nguyên Lộc, Hoàng Văn Bốn ( giám đốc nhà xuất bản Đồng Nai). Nhưng nổi tiếng nhất là nhà văn Bình Nguyên Lộc. Ông từng sống ở Bình Dương nhưng sau đó ông sống ở Sài Gòn viết văn làm báo và ông là một trong bốn nhà văn nổi tiếng. Ông là người chuyên viết truyện ngắn, viết khảo cứu: Người gốc Mã lai dân tộc Việt Nam, các tác phẩm của ông rất nhiều lên đến vài trăm tác phẩm như Bình Nguyên Lộc hương gió và Đồng Nai, Nhốt chó, Tiểu thuyết Đòi dọc...Thứ hai là nhà văn Hoàng Văn Bốn, ông sinh tại Đồng Nai, tham gia kháng chiến chống Pháp, sau tập kết ở miền Bắc và làm xưởng phim truyền hình Việt Nam và sau năm 1975 ông làm giám đốc nhà xuất bản Đồng Nai, phó văn học tỉnh Đồng Nai, ông cũng có trên 50 tác phẩm. Thứ ba là nhà văn Lí Văn Sâm, ông cũng tham gia kháng chiến chống Pháp, sau 1955 ông làm báo tại Sài Gòn và ông cũng có nhiều tác phẩm nổi tiếng như Nắng bên kia làng, Kon Trô... Và còn nhiều nhà thơ nhà văn nổi tiếng như Insarasa và người con Đồng Chuông Tử.

          Bên cạnh các nhà văn nhà thơ nổi tiếng thì nền văn hoá cũng là một nét đặc sắc của mảnh đất Đồng Nai. Và để hiểu rõ nền văn hoá của mảnh đất này ta hãy lý giải câu hỏi: Tại sao lại có tên gọi Đồng Nai? nền văn hoá đó do đâu mà có?

          Như chúng ta đã biết, Đồng Nai có nhiều tên gọi khác nhau như đồng có nhiều Nai hay Đồng Nai đại phố ( phố lớn thương mại phía Đông). Và người xây dựng nên thành phố này là chính là những người dân Ba Tàu, là người dân từ Trung Quốc theo những con tàu di cư sang và được triều Nguyễn cho định cư ở Biên Hoà. Họ đã tạo nên một đặc tính của người dân Nam Bộ ngày nay. Ngoài những người dân Ba Tàu thì cư dân Đồng Nai chủ yếu là người miền Bắc. Năm 1954 có một làn sóng Bắc Nam Tư di cư theo Ngô Đình Diệm vào Sài Gòn và Đồng Nai sinh sống. Như ta đã biết, từ năm 1954 trở về trước thì Phật giáo thịnh hành và chiếm đa số. Vậy tại sao từ năm 1954 trở lại đây thì thiên chúa giáo lại chiếm đa số? Thứ nhất những người dân Nam Tư theo Ngô Đình Diệm đều theo chế độ Dân Chủ Cộng Hoà ( Mĩ- Diệm) mà trong khi đó Ngô Đình Diệm lại theo đạo thiên chúa nên tất cả mọi người đều theo đạo thiên chúa. Thứ hai là do tính ích kỉ cá nhân của ông Ngô Đình Diệm và hơn hết là năm 1963 đã nổi lên phong trào học sinh sinh viên chống và đàn áp Phật giáo. Vì thế ngày nay ở Đồng Nai đa số người dân đều theo đạo thiên chúa.

           Chia tay miền đất Đồng Nai của khu vực Đông Nam Bộ chúng ta đến với vùng đất Nam Trung Bộ - Tỉnh Bình Thuận vào khoảng hơn 8 giờ. Ngày xưa, Bình Thuận cũng như Đồng Nai đều là vùng đất của Cam Pu Chia và đều do dân tộc Khơ Me sinh sống. Bình Thuận là nơi dân cư sinh sống thưa thớt vì thế nơi đây cũng không mấy nổi nội.

           Đến với Bình Thuận là đến với vùng đất của nắng và gió nhưng lại nghe tới một loại nhạc khiến lòng người êm ả với những bản nhạc tình về quê hương và đó là nhạc Trường của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Ông sinh ra và lớn lên tại Thành phố Phan Thiết nên các tác phẩm của ông đều viết về Thành phố Phan Thiết ngoài ra còn có các tác phẩm nổi tiếng như Hàn Mạc Tử, Chiếc áo bà ba....Ông không chỉ là nhạc sĩ mà ông còn là một nhà văn nhà thơ nổi tiếng. So với các tỉnh khác thì nền văn học ở đây không mấy nổi bật nhưng cũng có một số nhà văn nhà thơ nổi tiếng như Mộng Cầm, cụ Nguyễn Thông là nhà văn nhà thơ lỗi lạc thời kháng chiến chống Pháp..Ngoài ra Bình Thuận có một di tích rất nổi tiếng : " Trường Dục Thanh", đây là ngôi trường Bác Hồ đã từng dạy trên đường vào Bến Cảng Nhà Rồng. Ngôi trường này do hai người con của cụ Nguyễn Thông làm chủ là Nguyễn Trí Anh và Nguyễn Trọng Đội.Tuy không phải sinh ra và lớn lên tại Bình Thuận nhưng mảnh đất này đã gắn bó sâu nặng với nhà thơ Hàn Mạc Tử, phải chăng đây chính là nơi đã sinh ra người con gái để Hàn nhớ Hàn thương? Đúng vậy, Mộng Cầm sinh ra và lớn lên ở Bình Thuận là người con gái cùng Hàn lên lầu ông Hoàng hẹn hò thề ước. Mộng Cầm là người con gái đẹp, bà làm thơ rất hay và bà đã làm tặng người yêu của mình một bài thơ có tựa đề là " Chan chứa" với những câu:

                                 " Để anh đếm hết những vì sao,

                                   Thì biết em yêu đến nhường nào.

                                   Tinh tú giữa trời không đếm được,

                                   Tình yêu càng với lại càng cao."

            Nhưng khi biết tin Hàn Mạc Tử mắc bệnh bà đã vội vàng chia tay, để lại một nỗi buồn một nỗi tuyệt vọng đau đớn và nhà thơ đã nói lên điều đó trong tập thơ " Gái quê":

                                     Ngày mai tôi bỏ làm thi sĩ

                                     Em lấy chồng rồi hết ước mơ

                                     Tôi sẽ đi tìm mỏm đá trắng

                                     Ngồi lên để thả cái hồn thơ."

                                                              ( Em lấy chồng- Hàn Mạc Tử)

      Và từ đây Bình Thuận đã xé tan nát lòng của một trái tim cháy bỏng yếu đuối.

                                     Lầu ông Hoàng như chim hạc rồng bay,

                                     Nơi đã khóc đã yêu thương da diết.

                                     Ông trời ơi! là PhanThiết! Phan Thiết!

                                     Hỡi! Phan Thiết! Phan Thiết!

                                     Mi là nơi ta chôn hận mà thôi,

                                     Mi là nơi ta ôm mộng mà thôi.

          Ngoài nền văn học cũng như nét văn hoá thì  Bình Thuận còn có hai đặc sản nổi tiếng là Thanh Long và nước mắm. Ngoài ra Bình Thuận còn có bãi biển Mũi Né là nơi dừng chân của du khách.

          Trên chuyến hành trình ra Nha Trang, đoàn chúng tôi nghỉ chân ăn trưa tại nhà hàng Cà Ná - Ninh Thuận vào khoảng hơn 12 giờ. Xa xa trong một ngôi làng nhỏ là một làng gốm nổi tiếng với tên gọi là "làng gốm Bàu Trúc". Nét chú ý là các nghệ nhân Chăm đã chế tạo gốm bằng hình thức thủ công truyền thống. Bởi vậy, mỗi sản phẩm có thấm đượm từng giọt mồ hôi của con người. Dưới đây là hình ảnh về một nghệ nhân mặc áo dài truyền thống, nặn gốm bằng tay đi xoay quanh bình gốm.

        Ngoài làng gốm thì ở Ninh Thuận còn có làng nghề dệt thổ cẩm Mĩ Nghiệp. Đó là hai làng nghề nổi tiếng ở Ninh Thuận cũng như cả nước.

        Nói đến Ninh Thuận là nói đến vùng đất của nắng và gió. Nơi đây chủ yếu là dân tộc Chăm sinh sống vì thế mà nét văn hoá ở đây rất đặc sắc từ những bộ trang phục truyền thống cho đến nét văn hoá sinh hoạt cộng đồng. Đối với dân tộc Chăm họ sống theo chế độ mẫu hệ và gồm có ba đạo chủ yếu: Đạo Mạch Ni, Đạo Bàlamôn và Đạo Xlam. Điều đặc biệt, so với các dân tộc khác thì người làm chủ trong gia đình là người phụ nữ và nếu như ở dân tộc Kinh trong lễ cưới thì người con trai đi cưới vợ về thì người Chăm lại là người con gái đi lấy chồng về.

        Bên cạnh đó thì người Chăm còn để lại một di sản văn hoá rất nổi tiếng, đó là "Tháp Chàm" và "giếng nước Chăm". 

.

Xem phần còn lại: Nha Trang một ngày vui trên tapchisongba.com


Phamngochien.com - 19:44 - 27/03/2013 - Bài của văn nghệ sĩ          

Gửi bình luận