Bất cập trong tuyển giảng viên đại học (Nguyễn Thành Nhân)

Nguồn: Báo Người lao động, số 10 / 9 / 2010

 

Tuyển dụng giảng viên cho một trường ĐH là chuyện rất quan trọng vì nó vừa quyết định sự phát triển của trường vừa liên quan đến tương lai của đất nước. Ở các nước phát triển, trường ĐH nào cũng có chiến lược săn tìm giảng viên giỏi, sinh viên giỏi để tạo vị thế cho mình và cạnh tranh với các trường khác. Ở nước ta, việc này đang diễn ra khá tùy tiện, lắm lúc nực cười.

Ở rất nhiều trường ĐH và CĐ công lập của nước ta, người xin việc phải cầm đơn đi gặp tổ trưởng bộ môn trước, sau đó lên trưởng khoa rồi mới đến ban giám hiệu. Việc tuyển dụng vì thế phụ thuộc vào tổ trưởng bộ môn. Nhà nước kêu gọi người Việt có tài ở nước ngoài về nước công tác nhưng giả sử có vị giáo sư hoặc nhà khoa học nổi tiếng thế giới muốn về VN dạy ĐH mà phải bắt đầu thủ tục bằng việc xin xỏ tổ trưởng bộ môn, liệu có thuận buồm xuôi gió không ? Các vị tổ trưởng hẳn chẳng dại gì nhận người giỏi hơn mình.  

Có ông tổ trưởng nọ đã 65 tuổi nhưng vẫn chưa chịu về hưu. Thấy ông tuổi cao, năng lực cũng làng nhàng, lãnh đạo trường nhiều lần gợi ý cho nghỉ nhưng ông nói lý do là chưa tìm được đội ngũ kế cận. Trong khi đó, hàng loạt phó giáo sư, tiến sĩ nộp hồ sơ xin về nhưng chờ mãi không thấy hồi âm. Lãnh đạo thúc ép, bí đường, ông đành nhận các sinh viên mới ra trường, tất nhiên là chọn những sinh viên dễ sai bảo nhất. Những "đệ tử" này chỉ biết dạ, thưa chứ không dám nói khác thầy. Cứ thế, những cái sai được duy trì, nảy nở một cách có hệ thống, làm trì trệ ngành giáo dục nước nhà.  

Cả tỉnh nọ chỉ có một thạc sĩ vật lý nhưng xin về trường CĐ của tỉnh mãi không được, trong khi cả khoa vật lý của trường chưa ai có trình độ thạc sĩ. Vị này tiếp tục làm nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án tiến sĩ loại xuất sắc, lại tiếp tục xin về trường CĐ nhưng vẫn bị từ chối. Bực mình, vị này bỏ việc về TP.HCM, nơi có nhiều trường ĐH dân lập đang chào đón. Vị tiến sĩ chua chát: "Muốn xin vào các trường tư thì phải chứng minh được năng lực của mình; còn muốn xin vào các trường công, có lúc phải giấu đi năng lực của mình".  

Nhiều người nghĩ muốn phát triển nguồn nhân lực cho đất nước thì phải phổ cập hay phấn đấu có bao nhiêu thạc sĩ, tiến sĩ. Thực ra, hô hào phổ cập hay bỏ tiền đào tạo mà không chất lượng hoặc sau đó không sử dụng thì vừa lãng phí lại vừa không khuyến khích được việc học tập. Yếu tố quyết định thực ra phải là ở cách thức tuyển dụng. Các trường tư không dại bỏ tiền đào tạo mà chú trọng bỏ tiền mua người tài. Đó là chính sách khôn ngoan.  

Các trường ĐH, CĐ của ta nếu được tự chủ về tài chính thì hiệu trưởng cũng sẽ phải lo cho sự tồn vong của trường mà chú trọng đến chất lượng giảng viên. Cách thức tuyển dụng công khai, minh bạch cũng hẳn sẽ tránh được tiêu cực.

Nguyễn Thành Nhân

Bài này được đăng trên:

http://nld.com.vn/20100909104031855P0C1017/bat-cap-trong-tuyen-giang-vien-dai-hoc.htm

http://www.tintuconline.com.vn/vn/giaoduc/461556/index.html

http://www.baoangiang.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=21595

http://www.webtretho.com/forum/f26/bat-cap-trong-tuyen-giang-vien-dai-hoc-564402/

http://www.biquyetthanhcong.net/forum/showthread.php?p=56248

http://www.truonglachongtphcm.edu.vn/content.php?cid=8&id=377&page=1

http://www.tinexpress.com/bat-cap-trong-tuyen-giang-vien-dai-hoc-240875-3

http://www.thanhtravietnam.vn/vi-VN/News/PrintDraft.aspx?ID=2864

http://ttol.com.vn/vn/xahoi/460304/index.html

http://netlife.vietnamnet.vn/vn/giaoduc/461556/index.html

http://diendan.phununet.com/emtim/3-5-196289/bất-cập-trong-tuyển-giảng-viê.html

http://www.viet-studies.info/culture.htm

và nhiều báo khác...


Phamngochien.com - 20:44 - 16/09/2010 - Bài của văn nghệ sĩ          

Gửi bình luận