Bìa sách Thi pháp học (in lần 1 và 2)
Ý kiến của độc giả Phan Thanh Tâm (Cà Mau):
Kính gửi Tiến sĩ Phạm Ngọc Hiền !
Lâu lắm rồi, tôi mới có dịp đi Sài Gòn, tiện ghé nhà sách Khai Trí mua vài quyển sách về đọc cho vui tuổi già. Tôi ngắm nghía một lúc thì chộp ngay quyển “Thi Pháp Học” dày 559 trang, trình bày đẹp và trang nhã. Tôi như gặp được của quý khi lướt qua các trang: Thi pháp nhân vật / Thi pháp không gian / Thi pháp cốt truyện v v… Tôi vui mừng vì đây là cuốn sách mà tôi cần nhất. Tôi coi sơ lược ở phụ lục 2: Những công trình liên quan tới Thi pháp, có 510 tác phẩm trong nước và 340 tác phẩm nước ngoài mà Tiến sĩ đã dầy công khảo cứu. Trên đường trở về Cà Mau, tôi đọc nó từ lúc lên xe cho đến lúc xuống xe. Về nhà, tôi đọc hết cuốn sách và say mê những gì mà Tiến sĩ đã trình bày. Tôi thấy đây đúng là cuốn sách mình rất cần từ trước tới nay…
Tôi là tác giả tay ngang làm thơ và viết tiểu thuyết. Tôi viết cuốn tiểu thuyết đầu tay “Đất Thiêng”, phần I (được giải ba cuộc thi tiểu thuyết đồng bằng Sông Cửu Long, do Hội Văn học nghệ thuật Đồng Tháp đăng cai năm 2010 – 2011). Và cũng nhận được lời phê bình đáng giá của nhà văn Lê Quang Trang (trưởng ban giám khảo, Phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam). Ông cho rằng đây là tiểu thuyết còn nặng về thuyết minh… Sau này tôi viết thêm phần II của “Đất Thiêng”, lấy tên là “Làng Quê Thời @”. Tác phẩm nói về hai giai đoạn của vùng đất Nam Bộ: thời kỳ đầu khẩn hoang và chống thực dân Pháp (tập I), “Làng Quê Thời @” (tập II).
Tôi viết những tác phẩm này trước khi đọc “Thi Pháp Học” của Tiến sĩ. Nay, sau khi đã xem “Thi Pháp Học”, tôi nhận ra mình còn thiếu sót nhiều kiến thức lý luận văn học. Tôi nghĩ, “Thi Pháp Học” là quyển sách tuyệt vời và kinh điển ! Trang bìa có hình của Tiến sĩ, trông rất hiền lành, vui và thiện cảm ! Tôi đoán Tiến sĩ rất bận công việc chuyên môn… Nhưng vì bìa sách có ghi email nên tôi nghĩ rằng: ai cần hay thắc mắc gì thì gửi bài cho tiến sĩ xem, để được chỉ dẫn và chia sẻ.
Nghĩ vậy, nên tôi gửi cho Tiến sĩ bản thảo tiểu thuyết “Đất Thiêng”, gồm hai tập. Những câu chuyện ở tập I của “Đất Thiêng” chủ yếu là tôi nghe ông bà cha mẹ, những người lớn tuổi kể lại rồi hư cấu thành truyện. Những chuyện ở tập II, “Làng Quê Thời @” là những câu chuyện mà tôi mắt thấy tai nghe. Nhân vật trung tâm của tác phẩm là ông “Hai Ruộng”. Ông là bộ đội trước năm 1975. Ngày nay, ông là nhân vật tiêu biểu cho nông dân đồng bằng Sông Cửu Long trong thời đại @, thời đại biến đổi khí hậu v.v… Tôi cũng gửi cho Tiến sĩ tiểu thuyết “Đêm Định Mệnh”. Vì tôi nhận thấy: Tập I, Đất Thiêng; Tập II, Làng Quê Thời @; Đêm Định Mệnh có ba lối viết hơi khác nhau. Tôi không biết nên chọn lựa cách viết nào tốt hơn.
Cuối cùng, rất mong Tiến sĩ bỏ chút thì giờ quý báu xem qua số tác phẩm nói trên. Tôi chân thành mong nhận được những lời phê bình từ Tiến sĩ. Đó là nguồn động lực cho tôi tiếp bước trên con đường viết tiểu thuyết sau này.
Kính chúc Tiến sĩ mạnh khỏe và luôn thành đạt trên con đường sự nghiệp.
Phan Thanh Tâm
Bức tranh của Phan Thanh Tâm vẽ tặng Phạm Ngọc Hiền
Ý kiến của một giảng viên ở Bạc Liêu:
Ý kiến của một biên tập viên ở Sài Gòn
Ý kiến của một nhà thơ trên một tạp chí:
Nhà thơ N.V.T tưởng nhầm tôi là nhà nghiên cứu Thi pháp học ở miền Nam trước 1975 (!)
Lời chúc của một phó giáo sư ở Hà Nội:
Xem giới thiệu chuyên luận Thi pháp học (in lần 2)
Xem bài Những đóng góp của Phạm Ngọc Hiền trong chuyên luận Thi pháp học
Địa chỉ mua sách trên mạng (bản in lần 2):
https://nxbhcm.com.vn/2/thi-phap-hoc-3764
https://www.sachkhaitam.com/van-hoa-nghe-thuat/thi-phap-hoc
https://www.vinabook.com/thi-phap-hoc-p86105.html