Đảo Lý Sơn - niềm tin bất diệt (Huyền Văn - Cần Thơ)

 (Viết nhân chuyến thực tế sáng tác miền Trung 2016)

Đảo Lý Sơn, tỉnh Quãng Ngãi có lịch sử hình thành thời tiền sử lại trên 5 ngọn núi lửa, Thới Lới là một trong năm ngọn núi lửa đó đã tắt từ lâu, nó cao gần 170m so với mặt nước biển và là ngọn núi cao nhất ở đảo Lý Sơn.

Sau một hồi chạy theo con đường bò quanh núi, hai chiếc xe lam chở đoàn chúng tôi gồm mười tám người cũng lên tới đỉnh núi Thới Lới.

Quả tiếng đồn không sai, cảnh quan mà 5 ngọn núi lửa đã tắt này thật là tuyệt vời, nó khiến tôi như bị hút hồn bở thiên nhiên tuyệt tác hiện ra trước mắt, bởi núi này hầu như toàn là đá, những phiến đá chắc chắn, bền bỉ chống chọi với mưa to, bảo lớn vẫn tồn tịa một cách chắc chắn, bền bĩ.

Các cụ già Lý Sơn cho biết, trong lòng chảo của núi lửa Thới Lới trước đây là một cánh rừng nguyên sinh với nhiều loại gỗ quý, to bằng hai người ôm. Khi còn cánh rừng nguyên sinh này, nguồn nước ngọt trong lòng chảo của núi lửa khá phong phú. Nước ngọt từ đây thoát ra, đổ thẳng xuống chân núi, tạo nên suối Chình.

Cánh rừng bị tàn phá nên dấu tích suối Chình đã mất nhưng còn sự hiện hữu của chùa Hang. Lòng hang do kiến tạo địa chất khi gặp sóng biển vỗ vào  liên tục hàng ngàn năm làm lớp đá mềm bị xói mòn, khoét sâu, tạo nên một ngôi chùa có từ thế kỷ XVI.

Thới Lới sừng sững, đỉnh núi kiêu hãnh vươn ra biển với hình một hình chóp nhô lên ngẩng nhìn trời đất bao la, nơi đây được dựng cột cờ Tổ quốc cao khoảng hai mươi mét, đế trụ cờ và móng cột cờ được xây dựng bằng bê tông cốt thép, mặt hướng ra quần đảo Hoàng Sa. Phía sau cột cờ là bốn bức phù điêu mang biểu tượng ngọn lửa thể hiện sức trẻ của học sinh, sinh viên cả nước hướng về chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. 

Chúng tôi đã đứng trên đỉnh Thới Lới nhìn bốn phương, tám hướng. Dưới chân núi mênh mông cánh đồng tỏi chia ô, phân thửa như bàn cờ. Ở xa xa, màu xanh thăm thẳm của biển như một mãnh lụa khổng lồ, vài con thuyền hối hả lướt sóng ra biển Đông đánh cá, tạo nên một bức tranh sống động, tuyệt vời làm sao.

Cột cờ Tổ quốc không chỉ mang ý nghĩa nhân văn mà còn được ví như "cột mốc sống" khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam là bất khả xâm phạm. Đây là công trình thể hiện sự chung sức, đồng lòng, sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc của thế hệ trẻ cả nước.

Cột cờ không những là lời thề son sắt của tuổi trẻ nguyện quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc đối với biển, đảo quê hương, mà còn là điểm tựa cho ngư dân thêm an lòng mỗi khi vươn khơi bám biển.

Đứng dưới chân cột cờ, tôi nhìn bốn phương tám hướng. Cánh đồng tỏi Lý Sơn bạt ngàn chia ô, phân thửa như bàn cờ. Phía xa, xanh ngắt một màu biển, tô điểm thêm một vài con thuyền hối hả lướt sóng ra biển Đông đánh đánh cá, tôi thấy quê hương mình hùng vỹ quá.

Đứng trước sự hùng vĩ của ngọn núi Thới Lới, tôi ngước lên lá cờ đỏ sao vàng đang bay phất phới dưới bầu trời trong xanh lồng lộng, lòng tôi dâng lên niềm xúc động lạ thường và cảm thấy tự hào là người con nước Việt, càng khẳng định "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam", đất liền, biển đảo là của người Việt Nam, không có gì có thể làm thay đổi thực tế lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước của dân tộc Việt Nam.

 


Phamngochien.com - 06:31 - 21/12/2016 - Bài của văn nghệ sĩ          

Gửi bình luận