Bàn về thị hiếu thẩm mỹ (Bùi Thu Thảo - SV ĐHSG)

Mời bấm vào đây để xem thêm các bài viết của SV ĐH Sài Gòn về thị hiếu thẩm mỹ:

Bàn về thị hiếu - Hà Ngọc Doãn (tapchivan.com)

Nên chăng: bàn cãi về thị hiếu ? - Nguyễn Thị Xuân Hồng (tapchivan.com)

Tính hai mặt của thị hiếu (Huỳnh Thị Thanh Trang) (tapchisongba.com)

 

Hoạt động thẩm mĩ là quá trình hoạt động lâu dài của con người trên nhiều phương diện, nhiều mặt rất đa dạng và phong phú trong đời sống xã hội. Những sự vật, hiện tượng khác nhau của hiện thực được con người đánh giá, nhận xét qua thị hiếu thẩm mĩ. Ngạn ngữ phương Tây có câu: "Thị hiếu là cái không thể bàn cãi được".

Nói đến thị hiếu là nói đến sự đánh giá, và đây là sự đánh giá bằng thái độ tình cảm, bằng cảm xúc. Bởi vậy, thị hiếu là khả năng của con người trong việc đánh gía, tiếp nhận một cách có phân hóa các đối tượng thẩm mĩ khác nhau của hiện thực, được biểu hiện thông qua các phát biểu, các xét đoán hoặc thái độ cảm xúc, tỏ ý khen hay chê, thích hay không thích, thỏa mãn hay không thỏa mãn...nói cách khác, thị hiếu thẩm mĩ biểu thị năng lực lựa chọn của con người trước cái đẹp, cái cao cả, cái xấu, cái bi, cái hài trong đời sống và trong nghệ thuật.

Xét về câu nói: "Thị hiếu là cái không thể bàn cãi được". Ta thấy thị hiếu thẩm mĩ mang đậm tính cá nhân, nó được khẳng định "là cái không thể bàn cãi được". Đó là cái "gu" là cái "khiếu" là sở thích riêng của mỗi người trên phương diện thẩm mĩ với những sự vật hiện tượng trong xã hội. Hơn nữa, thị hiếu còn là sự thống nhất hài hòa giữa tình cảm và lí trí, giữa cảm xúc và trí tuệ. Sự kết hợp này tạo nên vấn đề thị hiếu cao và thị hiếu thấp trong cuộc sống thường nhật. Đây là yếu tố rất cần thiết mà mỗi cá nhân có thị hiếu cần và không ngừng học tập, nâng cao trình độ thẩm mĩ. Như khi ta xét về phương diện những người có thị hiếu thấp, khi đánh gía các hiện tượng thẩm mĩ họ thường thiên về cảm tính. Một ví dụ như về cách thức ăn mặc đương thời của người phương đông và người phương tây. Các quốc gia phương Tây có nền văn minh lâu đời và phát triển mạnh mẽ nên trong việc ăn mặc họ cũng thoáng hơn và kể cả trong lối tư duy, họ không có ý kiến nhiều về cách ăn mặc của nhau, đặc biệt là người phụ nữ; họ chú trọng vào tính tự do, thoải mái. Còn người phương Đông thì khác, họ đề cao phong cách ăn mặc kín đáo, diễm lệ, đúng tác phong, lễ nghi, với họ đó là nét đẹp. và không chỉ như vậy ta còn nhận thấy sự khác nhau trong cách giao tiếp, ứng xử hàng ngày, trong việc trang trí nhà cửa và ngay cả việc thưởng thức nghệ thuật, tiêu biểu hơn là ở Việt Nam chúng ta.

 

 

Tính chất cá nhân của thị hiếu thẩm mĩ ở mỗi người không ai giống ai, mỗi người là mỗi vẻ. sự muôn hình muôn vẻ của thi hiếu cá nhân tạo nên tính đa dạng, phong phú của thị hiếu xã hội. Cuộc sống sẽ trở nên rất đơn điệu, nghèo nàn nếu như mọi người ai cũng đều thích một mốt quần áo, một kiểu tóc, một loại hình nghệ thuật. Tính chất cá nhân này tạo nên "cái không thể bàn cãi được" theo câu ngạn ngữ phương tây. Một ví dụ: ở Việt Nam những cụ già thường hay lấy ca trù, chèo, cải lương, dân ca...làm thú vui tao nhã cho mình, khác nữa, những người trung niên thì thường có xu hướng nghe nhạc vàng, nhạc đỏ, nhạc cách mạng, nhạc tiền chiến...còn thế hệ trẻ thì lại khác, họ đam mê KPOP, VPOP, ROCK...theo phong cách trẻ trung, sôi động. Điều này tạo nên những cung bậc thị hiếu khác nhau làm cho cuộc sống muôn hình, muôn vẻ và tươi mới. Do vậy tính chất cá nhân là nhân tố cần thiết trong quá trình con ngời hướng tới cái đẹp, cái cao cả hay cả trong cái bi cái hài của chính đời sống thường nhật con người.

Tuy nhiên, thị hiếu thẩm mĩ mang tính chất cá nhân- đó là điều đã được làm sáng tỏ, được khẳng định. Nhưng thị hiếu thẩm mĩ lại là bộ phận hợp thành của ý thức thẩm mĩ- một hình thái của ý thức xã hội nói chung. Vì vậy, dĩ nhiên thị hiếu thẩm mĩ không thể không mang tính chất xã hội, không thể không là sự phản ánh của những điều kiện lịch sử - xã hội đã sản sinh ra nó. Do đó, câu ngạn ngữ phương Tây: "Thị hiếu là cái không thể bàn cãi được" là một nhận định sai lầm. Nó đã tuyệt đối hóa tính chất cá nhân trong thị hiếu thẩm mĩ. Quan điểm này xem xét thị hiếu thẩm mĩ là sự tách biệt tuyệt đối ra khỏi các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như chính trị, đạo đức...nó là tất cả những nhận xét, đánh giá của riêng chủ thể thẩm mĩ không có mối quan hệ ràng buộc biện chứng với các nhân tố khác cùng tồn tại. Nó đã một bước phủ nhận hoàn toàn vai trò của yếu tố tổ chức xã hội của thị hiếu.

Khi xét về tính chất xã hội của thị hiếu thẩm mĩ thể hiện trước hết ở tính giai cấp. Xét về tính chất này ta có thể thấy thị hiếu không hoàn toàn phụ thuộc vào tính chất cá nhân, "là cái không thể bàn cãi được" mà còn phụ thuộc vào tính chất xã hội. khi trong xã hội có phân chia giai cấp, thị hiếu thẩm mĩ của một chủ thể luôn chịu sự tác động, chi phối bởi đặc điểm của các yếu tố giai cấp như: lí tưởng sống, quan điểm sống, lí tướng đạo đức, lí tưởng chình trị, thẩm mĩ...ví dụ: một người phụ nữ đẹp, ở thôn quê đó là người phụ nữ phải giỏi giang, rắn chắc, sức khỏe dồi dào, da ngăm đen. Còn họ coi những người phụ nữ thân hình mảnh dẻ, gầy gò đó dứt khoát là những người vô duyên, khó chịu họ vẫn cho rằng "gầy còm" là kết quả của sự ốm yếu hay của một người có "số phận đắng cay".

 

 

Hay trên phương diện nghỉ ngơi giải trí. Người nông dân thường đi tìm sự yên tĩnh đẻ xua đi cái mệt mỏi trong công việc hành ngày. Còn những người có học thức trong xã hội, họ chán cuộc sống ăn không ngồi rồi và không phải lo lắng về vật chất nên họ đi tìm những trò chơi có cảm giác mạnh như quán bar, vũ trường, hay đơn giản hơn đối với những người phụ nữ thì họ đi mua sắm, du lịch để tạo hứng thú hơn trong cuộc sống.

Cùng với yếu tố giai cấp, yếu tố dân tộc cũng có tác động lớn đến thị hiếu thẩm mĩ của từng người do sự khác biệt nhất định về hoàn cảnh địa lí, điều kiện kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa...nên sở thích thẩm mĩ cũng có sự khác nhau. Ví dụ chúng ta biết đến Nhật Bản qua trang phục KIMONO, biểu tượng núi Phú Sĩ, hoa Anh Đào và món ăn Sushi đầy hấp dẫn, còn với Việt Nam chúng ta được biết đến qua hình tượng người phụ nữ với tà áo dài thướt tha, dải đất hình chữ S kéo dài,hay những món ăn mang thương hiệu Việt: Phở, Cốm Làng Vòng ( Hà Nội), Bún Bò ( Huế), Hủ tiếu, bò bía (Tp HCM)...và tất cả đó là những nết riêng được kết tinh lại trong suốt một quá trình phát triển lâu dài của một quốc gia, dân tộc. Điều đó làm thành bản sắc dân tộc của thị hiếu.

Mặt khác còn có những chuẩn mực chung về chân - thiện - mĩ đặc biệt là cái đẹp được cả nhân loại công nhận chẳng hạn như: màu xanh da trời là biểu tượng của sự hi vọng, của ước mơ, hòa bình; màu đỏ là màu của hạnh phúc trọn vẹn; màu trắng là màu của sự bình đẳng, tinh khôi; màu đen là sự tang tóc, đau thương...hay những quan niệm về thẩm mĩ khác: cành nguyệt quế (olive) là biểu tượng của chiến thắng, vinh quang. Chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình...tất cả những quan niệm này cũng tạo nên một nét riêng trong kho tàng giá trị của thị hiếu.

 

 

Một khía cạnh khác mang đậm tính chất xã hội trong thị hiếu đó là tính thời đại. một ví dụ như tính thẩm mĩ trong trang phục. Nó cũng thay đổi theo mùa, theo lứa tuổi, theo mode, rất hiếm có loại trang phục nào được lâu bền như chiếc áo dài Việt Nam, bộ complet của châu âu. Và chúng ta có thể khẳng định rằng không ai biết chiếc quần jeans Âu mĩ sẽ tồn tại bao lâu.

Có thể nói thêm, có những tác phẩm nghệ thuật ra đời đã được trao ngay vòng nguyệt quế và trường tồn mãi mãi: Những người khốn khổ, thằng gù ở nhà thờ Đức Bà...lại có những tác phẩm phải chờ đợi một thời gian dài mới bừng sang vì nó đi trước thời đại: Hồng Lâu Mộng, Truyện Kiều, nhạc cổ điển châu âu thế lỉ 18-19. Và những điều đó chứng minh rằng mỗi thời đại có những hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội không giống với thời đại khác. Những sự thay đổi đó tác động mạnh mẽ vào thị hiếu làm cho những sở thích và những tiêu chuẩn đánh giá thẩm mĩ của con người cũng biến đổi theo đó.

Như vậy, thi hiếu thẩm mĩ của cá nhân là tụ hội những sở thích, thị kiếu thẩm mĩ có tính phổ biến của giai cấp, dân tộc, thế hệ và thời đại mà cá nhân đó là thành viên. Nói cách khác, thị hiếu thẩm mĩ tuy là vấn đề của từng cá nhân nhưng luôn bị quy định bởi một loạt các yếu tố có tính chất xã hội. Sự quy định về mặt giai cấp, dân tộc, thế hệ và thời đại trong thị hiếu thẩm mĩ của cá nhân hoàn toàn không phải là cái gì có tính tuyệt đối, bất biến, "là cái không thể bàn cãi được". Tuy thế chúng ta cũng không nên quan niệm sự khác biệt về thị hiếu thẩm mĩ giữa các giai cấp, dân tộc, thế hệ, thời đại khác nhau là có tính tuyệt đối, Qua sự phân tích đó chúng ta có thể hiểu rõ hơn về câu ngạn ngữ của phương tây: "Thị hiếu là cái không thể bàn cãi được".

 

Bùi Thu Thảo

Lớp:DGD 1101 - ĐHSG

 


Phamngochien.com - 22:31 - 22/05/2012 - Bài của văn nghệ sĩ          

Gửi bình luận