Nỗi niềm người đẹp trong tranh (Phương Vy - SV ĐH Văn Hóa)

Mời bấm vào Tapchisongba.com xem thêm những bài khác của SV ĐH Văn Hóa:

Bàn về thị hiếu (Huỳnh Thị Hồng Điệp)

Có nên bàn cãi về thị hiếu không ? (Trương Như Thảo)

Người đẹp trong tranh (Lê Thị Quỳnh Hương)

 

Nhà nọ có 3 chị em nghèo là Kiều Diễm, Tài Tử và Chính Trực. Chị Kiều Diễm làm người mẫu khỏa thân cho họa sĩ vẽ. Anh Tài Tử rất yêu thích bức tranh nên đã đánh cắp mang về nhà treo. Anh Chính Trực thấy thế đã tố cáo anh mình nhưng khi hiểu ra sự việc anh họa sĩ đã tặng luôn bức tranh đó cho anh Tài Tử. Chị Kiều Diễm về nhà thấy bức tranh vẽ cơ thể mình nên xấu hổ và đốt nó đi. 

Nếu xét trên phương diện Mỹ học thì câu chuyện trên là một câu chuyện xoay quanh cái đẹp xen vào đó có cả cái bi, cái cao cả mà mỗi nhân vật trong câu chuyện trên đều góp phần quan trọng để tạo nên đặc biệt là hành động của họ. Trong câu chuyện trên mỗi người có một cá tính riêng, ở họ có một vẻ đẹp riêng vì vậy mỗi người họ hành động theo một hướng khác nhau, những hành động của họ trên thực tế không hẳn là hoàn toàn đẹp nhưng trong Mỹ học thì những hành động đó lại được nhìn nhận theo chiều hướng thiên về cái đẹp hơn nhưng bên cạnh cái đẹp đó những hành động đó còn chứa đôi khi là cả cái bi hoặc cái cao cả và có cả cái hài hước nữa.

Hành động đầu tiên có lẽ cần bàn tới đó là hành động ăn cắp tranh của anh Tài Tử. Anh ta vì yêu thích bức tranh nên đã đánh cắp mang về nhà treo, anh Tài Tử yêu thích bức tranh hay chính là yêu thích cái đẹp và anh muốn có được nó khi sự yêu thích đó lên đến đỉnh điểm. Cái đẹp của bức tranh đã lôi cuốn hấp dẫn anh ta, có thể anh ta biết đó là bức tranh vẽ người chị Kiều Diễm của mình nhưng không hẳn anh ta yêu thích bức tranh đó vì là cơ thể của chị gái mình mà là bởi vì một tác phẩm đẹp không phải là tác phẩm diễn tả sự thật cuộc sống một cách trần trụi mà ở đó còn có dấn ấn tinh thần của người nghệ sĩ, anh Tài Tử yêu nó bởi nó đẹp, cái đẹp của nghệ thuật của tinh thần của người nghệ sĩ đã tạo ra nghệ thuật chân chính khi thêm vào thiên nhiên. Có thể nói rằng không phải ai cũng có thể vẽ bức tranh chị Kiều Diễm đẹp như họa sĩ và cũng không phải ai cũng có thể cảm thấy nó đẹp và lôi cuốn như anh Tài Tử có lẽ chính điều này khiến anh ta yêu thích bức tranh và muốn có nó nhiều đến như vậy.

Và để có được bức tranh anh ta yêu thích Tài Tử đã chọn cách đánh cắp nó. Tại sao lại là đánh cắp? Nếu trong xã hội hiện thực thì tất cả hành động đánh cắp đều là xấu xa và luôn bị loại trừ nhưng ở đây theo phương điện Mỹ học thì nó không phải là xấu nữa cũng không phải là cái đẹp bởi ăn cắp không bao giờ là đẹp mà nó là cái bi, hãy nhìn lại vấn đề một lần nữa để xem tại sao anh Tài Tử lại đánh cắp bức tranh mà không phải là mua hay xin từ người họa sĩ? Tất cả là do một chữ nghèo. Do nghèo không đủ tiền để sống lấy tiền đâu ra để mua tranh, do nghèo nên trở nên mặc cảm không dám xin bởi sợ người ta khinh thường nhưng tình yêu với nghệ thuật lại không hề phân biệt giàu nghèo, sang hèn. Đối với Tài Tử tình yêu với nghệ thuật với cái đẹp thì anh có rất nhiều anh yêu nó khát khao có được nó thế nhưng do cái nghèo đã ngăn cản khiến anh thậm chí không thể với tay chạm vào nó huống hồ gì là có được nó đó chính là cái bi là xung đột giữa khát vọng cao đẹp của con người và hoàn cảnh éo le không cho phép con người thực hiện ước mơ đó. Và để giải quyết xung đột đó anh Tài Tử đã bất chấp tất cả để đánh cắp nó mang về nhà treo, đó một lần nữa chính là biểu hiện của cái đẹp ở đây không chỉ có cái đẹp của bức tranh mà còn có cả cái đẹp trong tâm hồn của anh Tài Tử. Anh yêu cái đẹp đắm say với nó và sẵn sàng bất chấp mọi trở ngại để có được cái đẹp anh hằng mong muốn dù biết là gây hại cho bản thân anh vẫn thực hiện bởi vì tình yêu với cái đẹp lớn hơn tất cả điều này giống như viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ Người Tử Tù của Nguyễn Tuân viên quản ngục cũng như Tài Tử say đắm cái đẹp để rồi bất chấp tất cả để có được nó dù biết khi bị phát giác sẽ gặp nguy đến cả tính mạng nhưng ông ta vẫn không từ bỏ để có được chữ của Huấn Cao.

Chính cái đẹp ở tấm lòng yêu nghệ thuật đã tỏa sáng rực rỡ xua tan mọi bóng đen xung quanh những hành động của cả quản ngục lẫn Tài Tử cho dù đó là hành động xấu xa đi chăng nữa, nếu không có hành động ăn cắp tranh của Tài Tử thì không thể thấy được tấm lòng yêu nghệ thuật và vì nghệ thuật của anh ta tỏa sáng lung linh sau hành động xấu xa và cả cái bi khiến người ta mủi lòng thương cảm, có lẽ hành động ăn cắp tranh theo phương diện Mỹ học là hành động có ý nghĩa bởi nó vừa thể hiện được cái đẹp tỏa sáng ở lòng yêu nghệ thuật và cái bi do cái nghèo tạo ra khiến nhiều người xót xa bởi tình yêu nghệ thuật bị vùi dập bởi nó; còn hành động ăn cắp được xã hội cho là xấu xa kia ở đây cũng chỉ là cái vỏ bọc xấu xí của những cái có thật sự ý nghĩa ở bên trong.

Thế nhưng một lần nữa cái bi lại xảy xa khi tưởng chừng nó đã bị dập tắt khi anh Tài Tử đã mang được tranh về nhà treo đó là Chính Trực tố cáo anh mình. Hành động này là hành động mang tính hai mặt trong đời sống xã hội, khi tố giác anh mình ăn cắp tức là anh Chính Trực đã làm đúng theo pháp luật nếu không tố cáo tức là anh ta biết rõ có người đang phạm tội mà lại che giấu như thế có đáng là một người công dân tốt có đáng với cái tên mà cha mẹ đặt cho mình không? nhưng lại không đúng với đạo đức khi người bị tố cáo chính là anh mình bởi như thế người anh ruột thịt của anh có thể gặp nguy hại và đặt biệt là đã cản trở tình yêu nghệ thuật vô cùng lớn của anh mình, mà Chính Trực lại là người trực tiếp gây ra điều đó liệu anh ta có đáng là một người em tốt không?. Và vấn đề xảy ra ở đây là anh Chính Trực đã tố cáo anh Tài Tử. Vậy nhìn theo góc nhìn Mỹ học đây là hành động như thế nào?. Trước hết có thể nói đây là một hành động đẹp cái đẹp của đạo đức, anh Chính Trực thấy hành động ăn cắp của anh mình là không thể chấp nhận được bởi nó đi ngược lại với đạo đức nhưng có lã không chỉ vì lí do đó mà Chính Trực tố cáo anh mình bởi vì hơn ai hết anh phải hiểu tình yêu nghệ thuật của anh trai mình hiểu được lí do tại sao Tài Tử lại đánh cắp bức tranh đó nhưng anh vẫn tố cáo anh mình có lẽ lại là do chữ nghèo.

 Người Việt ta có câu " Đói cho sạch, rách cho thơm " trong trường hợp này anh Chính Trực cũng vậy. Lòng tự trọng của một con người nhất là người nghèo nhưng có đạo đức không cho phép anh che giấu cho anh trai mình dù anh hiểu anh trai mình không lấy bức tranh đó để bán lấy tiền ăn mà để thỏa mãn đam mê với cái đẹp của mình nhưng những người khác lại không nghĩ thế bởi người ngoài cuộc chỉ nhìn thấy cái gọi là hình thức còn bản chất thì họ không thể nào thấy được nhưng oái ăm thay cái được tất cả mọi người nhìn thấy thì họ mặc nhiên cho là đúng và họ sẽ nghĩ gì khi biết anh Tài Tử lấy cắp bức tranh bao nhiêu người nghĩ là vì tình yêu nghệ thuật và bao nhiêu người nghĩ vì bần cùng mà sinh đạo tặc? Nếu là bạn thì bạn sẽ nghĩ như thế nào? Anh Chính Trực không thể chịu đựng được điều đó; những lời bàn tán, những cái trỉ chỏ cùng với ánh mắt khinh bỉ của mọi người xung quanh lên anh trai cũng như bản thân mình nên anh đã tố cáo anh Tài Tử để chứng tỏ mình là người có đạo đức dù có nghèo đói cũng không bao giờ đánh mất danh dự của mình.

Và rồi khi mọi chuyện bị phát giác một lần nữa cái đẹp xuất hiện khi họa sĩ quyết định tặng luôn bức tranh cho anh Tài Tử hành động tặng tranh đó không hề xuất phát từ mục đích gì cả mà đó dường như là sự cảm thông bởi họ đều mang trong mình tình yêu dành cho nghệ thuật.

Có lẽ họa sĩ đã rất tức giận khi biết bức tranh của mà mình bỏ bao nhiêu công sức để tạo nên , là đứa con tinh thần của mình mà lại bị kẻ khác đánh cắp và rồi khi biết được người lấy cắp là Tài Tử thì có lẽ họa sĩ sẽ đòi lại bức tranh đó rồi sau đó trừng phạt anh ta vì hành động xấu xa là ăn cắp nhưng họa sĩ đã không làm thế mà lại tặng  luôn bức tranh đó cho anh Tài Tử. Nó giống như hành động cho chữ của Huấn Cao, lúc đầu Huấn Cao không nhận ra tấm lòng yêu nghệ thuật của viên quản ngục, ông chỉ nghĩ rằng đã là người của chốn lao tù thì đều xấu xa và đen tối mà những hạng người như thế thì không đáng có được cái đẹp. Nhưng khi nhận ra tấm lòng yêu nghệ thuật trong sáng vô cùng ấy ông đã rất cảm động bởi ngay trong chốn tù ngục nhơ nhớp cũng có được một vầng sáng trong trẻo, ông cảm động bởi ngay tại đây mà vẫn tìm được một tâm hồn đồng điệu, tri kỉ với ông. Huấn Cao đã phải thốt lên rằng " Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ ".

 Ở đây họa sĩ và anh Tài Tử cũng vậy, họa sĩ nhận ra tình yêu với nghệ thuật ở Tài Tử và thật sự thấy đồng cảm với anh, vì ông cũng là người yêu nghệ thuật và ông hiểu rằng nghệ thuật của ông chỉ có giá trị thật sự khi nó thuộc về người hiểu được và trân trọng nó. Chính vì thế việc ông tặng tranh cho anh Tài Tử cũng giống như là đưa mọi thứ về đúng chỗ của nó mà thôi. Hành động tặng tranh là một hành động đẹp bởi vì nó cũng là một hành động thể hiện tình yêu nghệ thuật của người nghệ sĩ. Nó không chỉ có ý nghĩa để thỏa mãn niềm đam mê với nghệ thuật của họa sĩ mà còn vun đắp cho tình yêu nghệ thuật của Tài Tử.

Còn Kiều Diễm, người góp phần tạo ra cái đẹp nghệ thuật lại có hành động phá hoại cái đẹp đó mà cái đẹp này tại có ý nghĩa với nhiều người đặc biệt là với em trai mình là Tài Tử, người đã rất khó khăn để thật sự có được cái đẹp mà anh hằng hướng tới. Liệu hành đông đốt đi bức tranh của Kiều Diễm có phải là một hành động đáng lên án hay là còn phải suy xét nhiều để có thể đưa ra nhận xét chính xác cho hành động đó của chị?.

Trước hết hãy đặt ra câu hỏi tại sao Kiều Diễm lại làm một nghề mà không phải ai trong xã hội cũng ủng hộ là làm người mẫu khỏa thân, và lí do lại do nghèo vì nghèo nên mới phải làm như vậy để có tiền nhanh nhất để mà có thể lo cho cuộc sống của ba chị em bởi Kiều Diễm là chị cả, cô ấy phải có trách nhiệm với em mình. Cô ấy hoàn toàn có thể tìm một công việc khác nhưng tại sao cô lại không làm? Có thể do hoàn cảnh bắt buộc khiến Kiều Diễm phải kiếm tiền nhanh nhất có thể để  lo toan cho cuộc sông và không việc gì nhanh bằng làm người mẫu khỏa thân, mà công việc này cũng có thể giữ gìn danh dự cho cô. Kiều Diễm hi sinh cho gia đình cho em mình thế mà khi về nhà thấy bức tranh khỏa thân của mình ở đó thì cô lại cảm thấy xấu hổ vô cùng bởi cô không muốn ai biết mình làm công việc đó để kiếm tiền mà giờ nó lại hiển hiện trước mắt cô ngay trong nhà cô, thân thể của cô hàng ngày sẽ được hai người em trai ngắm đi ngắm lai không biết bao nhiêu lần liệu là một người phụ nữ có thể chịu đựng được không?. Chính vì thế cô đã đốt bức tranh đó đi hành động này là một biểu hiện của cái bi Kiều Diễm không còn gì làm để kiếm tiền cô chỉ mong các em cô không bị hành hạ bởi cái nghèo nữa muốn che giấu công việc nhục nhã cô đã làm kia đi thế mà giờ nó lại là thứ mà em trai cô yêu quý bằng cả tấm lòng. Thế là cô đã giải quyết bằng cách đốt bức tranh đó đi. Thế nhưng cô không hiểu rằng đằng sau bức tranh bị đốt đó là cả một niềm đam mê nghệ thuật của người họa sĩ, tình yêu nghệ thuật của anh Tài Tử. Có lẽ xét theo một phương diện nào đó đây là một hành động còn ích kỉ và nông nổi nhưng cũng dễ hiểu thôi bởi Kiều Diễm không mang trong minh tình yêu với cái đẹp mà chính cô, cô chỉ là người góp phần tạo ra cái đẹp đó thôi.

Hành động của mỗi nhân vật trong câu chuyện đều có mặt tốt và mặt không tốt của nó thế nhưng chung quy lại tất cả mọi thứ đều do chữ nghèo gây ra. Do nghèo Kiều Diễm mới làm người mẫu khỏa thân, do nghèo Tài Tử mới ăn cắp tranh và cũng phần nào do nghèo Chính Trực mới tố cáo anh mình. Thế nhưng đằng sau mỗi hành động đều ẩn chứa một cái đẹp và rất đáng được trân trọng

Huỳnh Thị Phương Vy

Lớp: Thiết kế_Du Lịch 6

Trường ĐH Văn hóa TP.HCM


Phamngochien.com - 08:22 - 20/05/2012 - Bài của văn nghệ sĩ          

Gửi bình luận