NGHỆ THUẬT GIẢI HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA MURAKAMI HARUKI

 

Nói đến văn học Nhật Bản người ta thường nhắc đến truyện chàng Genji của nữ sĩ Murasaki Shikibu, thơ Haiku của Baso. Trong thế kỷ XX thì người ta nói đến hai nhà văn được giải thưởng Nobel, đó là Kawabata Yasunari năm 19698 và Oe Kenzaburo năm 1994. Điều này đánh dấu sự hòa nhập của nền văn học Nhật Bản vào dòng chảy của nền văn học thế giới. Sự khởi sắc và tiếp nối của dòng văn học Nhật Bản đầy truyền thống và bản lĩnh này hiện đang nằm trong tay những nhà văn đương đại đặc sắc như: Yoshimoto Banana, Murakami Ruy, đặc biệt là Murakami Haruki người có khả năng mang về tiếp cho nền văn học Nhật Bản " Một giải Nobel trong vài năm tới đây".

Sinh năm 1949 ở Tokyo nhưng lớn lên ở Kobe. Ngay từ nhỏ được tiếp xúc với nền văn học truyền thống nhưng Murakami không vì thế mà  yêu thích chúng, ngay từ nhỏ ông đã có khuynh hướng phản kháng đối với văn hóa truyền thống. Có thể nói cuộc đời ông là những chuyến đi, những chuyến hành trình từ Đông sang Tây rồi từ Tây trở về Đông. Mang theo những chuyến hành trình ấy là những nét văn hóa đặc sắc của phương Đông và phương Tây. Nhờ đó mà ông có cơ hội tiếp cận với hai nền văn hóa gần như đối lập nhau: Một phương Đông trầm lặng huyền bí, tâm linh và một phương Tây hiện đại lí trí. Tất cả đều được chắt lọc qua ý thức sang tạo của nhà văn, tạo nên một thế giới văn chương lung linh đa màu sắc.

Đặc trưng lớn nhất của chủ nghĩa hậu hiện đại là quan niệm bất tín đại tự sự. Trung tâm của nó là "Giải", giải trung tâm, giải cấu trúc, giải bản ngã. Trong tác phẩm của mình Murakami nhấn mạnh đến yếu tố "Giải". Ông giải tất cả những hệ thống mà bấy lâu nay loài người đã "Ký thác tự sự của đời mình vào trong đó". Từ những thứ được xem là linh hồn của văn hóa Nhật Bản đến thế giới tối cao của thần linh đều xuất hiện qua nụ cười giễu nhại của Murakami Haruki. Trước hết Murakami giải những ẩn dụ huyền thoại. Điều đáng nói là ông dung ngay những huyền thoại để giải thích nó. Nếu như trong huyền thoại, các vị thánh được nhắc đến với sự tôn trọng lẫn sơ hãi thì trong câu chuyện của Murakami con người nhắc đến thánh với một giọng nhiễu nhại và niềm bất tín. Trong truyện Các con thượng đế đều nhảy múa  nhân vật Yoshiya bị gán cho  nhãn mác là "Con của thượng đế". Và anh khát khao người cha thượng đế của mình hiện hữu bằng xương bằng thịt, dù chỉ một lần trong những chuyện thường ngày nhỏ nhặt nhất như giúp anh đánh trúng một quả bóng chày. Nhưng anh chỉ luôn nhận được câu trả lời rằng thượng đế chỉ làm những việc huyền bí và to tát. Thượng đế trong anh chỉ là "Con chim to" mà mẹ bảo rằng con thượng đế mới có. Murakami đã giải thiêng bằng những cái dung tục nhất, những điều mà bấy lâu nay người ta cấm kỵ không được nhắc đến. Thì nay Murakami nói đến một cách rất bình thường vì theo ông " Tình dục là một hoạt động thể thao". Và hình ảnh Yoshiya nhảy múa giữa đêm trăng trong cuộc tìm kiếm người cha bằng xương bằng thịt của mình và đùa giỡn, thách thức cả huyền thoại cả tôn giáo....

Thậm chí thần linh bước vào trong tác phẩm của Murakami cũng chỉ là những nụ cười giễu nhại. Giáng sinh của người cừu một câu chuyện mang dáng dấp của huyền thoại kể về một vị thánh tối linh của người cừu đi chơi đêm bị rơi xuống hố rồi chết. Kể từ đó, trong ngày lễ thánh, người cừu không được ăn thức ăn có lỗ hỏng nếu không sẽ bị nguyền rủa. Huyền thoại về ngày giáng sinh và tục lệ của một cộng đồng mà được lí giải như một trò đùa quả thật là điều đáng buồn cười. Đến cuối tác phẩm, vị thánh hiện ra với hình dáng một con người "Một ông già dáng nhỏ bé cao khoảng năm feet", cùng tham gia trong một trò chơi lời nguyền để tạo ra sự bất ngờ cho người cừu. " Vị thánh tối linh" bỗng dưng không còn linh thiêng nữa, Murakami đã nhại lại huyền tích các thánh rồi cười cợt trên chính niềm tin nhân loại đó. Đó là một sự giễu nhại có thể tìm thấy trong tác phẩm của Murakami. Ông đã diễn tả sinh động mệnh đề mà Nietzches đã từng phát biểu từ thế kỷ XIX : "Thượng đế đã chết"

Mỹ học hậu hiện đại xem văn chương như một thứ trò chơi, một trò chơi chưa hoàn toàn tự do và phi mục đích. Nhà văn không còn cái nhiệm vụ cao cả là giáo dục hay lên lớp người đọc. Nhà văn cứ thỏa sức vui đùa với cuộc chơi của mình, còn tin hay không là tùy thuộc mỗi người tiếp nhận "Tin có núi thì có núi, không tin có núi thì không có núi" (Qủy hút máu trên xe tắc xi).

Nhật Bản những năm đầu của thế kỷ XX là một Nhật Bản đang trên đà phát triễn và hội nhập. Những làn gió phương Tây thổi vào đem lại cho Nhật Bản truyền thống những luồng sinh khí mới. Tuy nhiên nhịp sống tư bản đã đẩy con người ta rơi vào trạng thái hoài nghi cô đơn, trống rỗng. Giữa lúc giá trị đạo đức bị tấn công nhiều phía con người tìm đến thế giới ẩn dụ như một giải pháp thăng bằng tâm linh giữa xã hội đầy biến động. Thế giới ấy trước hết như một tiếng chuông cảnh tỉnh con người về sự đổ vỡ những giá trị đạo đức truyền thống, tập trung tô đậm tình cảnh tha hóa sâu sắc của con người thời hiện đại, thời bùng nổ công nghệ thông tin, sự lạnh lùng vô cảm của con người. Văn chương dẫn ta đi đến tận cùng của sự thực trần trụi để ta có thể ngộ ra một điều gì khác so với những ý nghĩ hằng ngày. Nó làm cho ta cảnh giác hơn với những sự thực giả dối  quanh ta cũng  như tự chiêm nghiệm, tự nhận thức lại những việc mình làm để rồi qua đó điều chỉnh hành vi sống của mình cho họp lí. J.G.Ballard đã nói "Chúng ta sống trong một thế giới do mọi thứ giả tưởng trống trị - thương mại, quảng cáo, chính trị thuộc cơ chế quảng cáo và màn ảnh truyền hình làm rỗng trước mọi phản ứng độc đáo đối với kinh nghiệm đời. Chúng ta sống trong một bộ tiểu thuyết khổng lồ. Giờ thì cần chi nhà văn phát minh ra một nội dung giả tưởng cho tiểu thuyết của mình nữa - giả tưởng đã có sẵn đó mà, Công việc của nhà văn là phát minh ra hiện thực" (Dẫn theo Aristidemou trong Law and literature, Oxford,2000,P.1). Như vậy, cùng với việc tạo ra một thế giới ẩn dụ, hoang đường, phi lí Murakami cũng đã làm công việc của một người "Phát minh hiện thực". Đi qua lớp sương mù của những điều ẩn dụ sẽ đến với thế giới bí ẩn hơn, thế giới bên trong của con người. Đó cũng là quan niệm sang tác của Murakami "Cái tôi muốn miêu tả là những con người", không phải là những con người bình thường mà là những con người mất niềm tin, mất hy vọng rơi vào trạng thái trống rỗng.

Bẳng giọng văn đùa cợt tưng tửng nhưng đã thể hiện được những điều mà Murakami muốn gửi đến người đọc. Mỗi câu chuyện của Murakami là một thế giới ẩn dụ mà bất kể ai lạc vào thế giới ây cũng không dễ dàng gì để ra bởi càng đi sâu vào nó chúng ta lại tìm được những mạch ngầm sâu thẳm. Mỗi người trong chúng ta sẽ phải tự tìm cho mình một lối đi riêng khi đọc truyện của Murakami. Trong bài viết này tôi cũng chọn cho mình một lối đi riêng đso là nghệ thuật ản dụ. Chăc chắn đó là một con đường nhỏ trog mê lộ lớn vẫn còn những lối đi khác chờ đón chúng ta.

 

                                                                     Phạm Thị Hồng Dung


Phamngochien.com - 21:02 - 08/02/2010 - Bài của văn nghệ sĩ          

Gửi bình luận