Lan man chuyện chơi cá cảnh (Phạm Ngọc Hiền)

Từ đầu năm 2018 đến nay, Hiền chuyển sang chơi cá cảnh trong lồng kính. Ban đầu là chơi hồ thủy sinh. Sau đó bỏ, chuyển sang chơi loại hồ cá đơn giản.

Người xưa nói: thủy hỏa kỵ nhau, không đặt hồ cá trên bếp. Nhưng thời cổ đại nhà rộng, chưa có chung cư. Ngày nay, bếp điện và bồn rửa chén thường gần nhau. Chắc phải vận dụng linh hoạt nguyên lý của người xưa.

Ban đầu, tôi làm hồ thủy sinh, trồng cây trong hồ cá. Phải biết cách làm: cho phân thủy sinh nằm dưới cùng rồi rải đá nhỏ lên trên, đưa nước vào từ từ...

Cái bất tiện của hồ thủy sinh là nước luôn đục. Nhưng được cái là có khung cảnh tự nhiên. Cá ăn nhớt tiết ra từ cây cũng đủ sống, đôi lúc còn phá cây nữa.

Được nửa tháng, tôi chuyển sang hồ cá bình thường. Cái cây cổ thụ vẫn giữ nguyên (đây là cây thật, giá 500.000đ). Tôi mua hoa nhựa về cắm vào. Không biết con cá có phát hiện ra hoa giả không.

Phía trên, có một máy bơm nước có hai chức năng: lọc tạp chất và bơm ô xy. Phía dưới có hai lọ thức ăn với hai món khác nhau (con người thích đổi món thì con cá cũng vậy)

Chúng ăn ít nhưng bơi suốt ngày, không hiểu chúng lấy năng lượng từ đâu ra. Con cá mập (màu đỏ nhạt, nằm dưới cùng) không thấy ăn gì mà vẫn bơi lội cả ngày

Một góc nhìn khác về hồ cá

Hồ cá tiếp nhận nhiều ánh nắng mặt trời. Có lẽ đó là nguyên nhân làm cho nước thường đục. Mỗi tuần thay nước một lần. Nước phải bơm ra thùng và để qua một đêm để cá khỏi sốc nước. Nghề chơi cá cảnh cũng lắm công phu.


Phamngochien.com - 20:51 - 21/04/2018 - Bài của Phạm Ngọc Hiền          

Gửi bình luận