HỌC CHỈ ĐỂ BIẾT CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC (?!) (cuocsong_quabetac@yahoo.com.vn)

Ai đi học cũng có ước mơ cháy bỏng về tương lai của mình :vượt khó để học tập, bằng chữ nghĩa đã học để xây dựng tương lai, kiếm việc làm để tự lo cho bản thân sau này. Càng học cao người ta sẽ cảm thấy mình càng thiếu kiến thức nhiều và cần phải bổ sung, bởi "Kiến thức là đại dương, con người chỉ là hạt cát". Ngày xưa, lúc tôi còn nhỏ, tôi cảm thấy rất kính trọng các thầy cô. Và trải qua bao nhiêu năm học tập để có thể thực hiện ước mơ của mình là học để vượt khó, học để xây dựng tương lai của mình sau này. Ngay từ nhỏ tôi tự ý thức mình có đủ điều kiện để phục vụ học tập, thì phải cố gắng học thật tốt để làm sao trau dồi được kiến thức, hiểu được những gì thầy cô dạy, áp dụng. Lúc nào tôi cũng cảm thấy mình rất hạnh phúc, an tâm để học tập vì gia đình đã tạo điều kiện rất tốt để học tập. Khi tôi lớn lên xem những chương trình giúp đỡ trẻ em nghèo hiếu học, tôi xúc động lắm. Tôi khâm phục các em rất nhiều vì nghịch cảnh gia đình, gia đình khó khăn nhưng các em vẫn vươn lên để học tập, bằng học vấn xây dựng ước mơ của mình.

Từ nhỏ tôi rất ngưỡng mộ thầy cô, và luôn hỏi "Tại sao thầy cô lại hay như vậy? Những con số và bải tập khó đến thế nào qua bàn tay của thầy cô, chúng lại dễ hiểu đến thế? Và tôi luôn phấn đấu để đi theo con đường học vấn và xây dựng tương lai của mình bằng con đường này. Thế là trải qua kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học, tôi học đại học và kiếm được việc làm cũng tương đối ổn định. Nhưng tôi không chỉ dừng lại ở đó mà tôi dự thi cao học. Và tin vui đã đến với tôi, khi tôi hay mình trúng tuyển cao học ĐHQG, kt ngành tờ cờ nờ hờ. Tôi nghĩ đây không chỉ là tin vui của riêng tôi mà là tin vui của hầu hết các anh chị tham gia khóa học này. Và trong tôi hiện lên biết bao nhiêu hình ảnh đẹp về thầy cô ở ngôi trường này, nào là "Quá trình phấn đấu của thầy cô để đạt được kiến thức như thế phải tìm tòi, học hỏi và tâm quyết lắm mới cống hiến những kiến thức cho chúng tôi. Và tôi nghĩ mình chỉ cần phấn đấu học tập là sẽ có kết quả tốt bởi bản thân tôi cũng như các anh chị khi đi học chương trình này thì ắc hẳn không phải là những người mua bằng, những người ỷ mình có quyền cao và học để củng cố chức vụ của mình. Vì sao tôi lại nghĩ như thế? Bởi một lẽ khi tham gia thi tuyển thì chỉ có những anh chị phải miệt mài học lắm mới đậu vào trường này.

Ở cơ quan của tôi, cũng có rất nhiều anh chị tham gia thi và không phải cùng đậu vào một trường. Chúng tôi hãnh diện lắm, vì cảm thấy đây là nhiệm vụ mới và khi học xong chúng tôi sẽ đem lại thêm kiến thức cho công việc của mình, tất cả chúng tôi đều quyết tâm vượt khó, dù kinh phí học tập rất ít khi được cơ quan hỗ trợ đi học. Tôi đã vạch ra kế hoạch mình phải cố gắng học tập thật tốt, vì bản thân tôi khi đã lên TP HCM, nơi đô thị này có rất nhiều cơ hội để học tập và làm việc, một tp lớn nhất cả nước thì tôi không thể để trống một giây một phút nào cho việc học, làm việc.

Lần đầu tiên bước vào giảng đường, tôi ôm ấp ước mơ mình sẽ nhận được tấm bằng THS sau 3 năm học. Thế là sau 3 năm, chương trình học của tôi hoàn tất, chỉ còn duy nhất là làm LV để báo cáo là sẽ thành hiện thực. Nhưng ngược lại, trong quá trình làm LV thì tôi luôn sống trong một tâm trạng bất an, bấn loạn ngay cả lúc ăn, lúc ngủ, và khi về công tác ở cơ quan tôi luôn phải đối mặt với cảm giám bồn chồn, thấp thỏm lo âu....và dần dần tôi mất hẳn cả sự tự tin vào bản thân mình, vào sự lựa chọn trường mình học.  Cảm giác của tôi là cuộc sống quá bế tắc.

Bạn sẽ hiểu được khi đọc tiếp những dòng sau :

Ngay lúc còn học tôi học phải môn học của GS Ng Th. C, môn học này học viên đi học đều bị điểm danh mới tham gia đầy đủ, tâm trạng ai nấy đều chán vì toàn là có sẵn trong cả cuốn sách. Gs cứ nói, miễn sao trò im lặng là được. Nếu lớp vắng nhiều quá thì GS la lối gần nửa buổi giảng. Chúng tôi chỉ có biết ngồi nghe và im lặng. Và câu chuyện cứ diễn biến hoài khi xuất hiện môn học của GS này.

Cách thức thông qua luận văn như sau : GVHD đồng ý rồi phải thông qua GV phản biện đồng ý mới được bảo vệ và thế là cả một thế hệ phải chờ mãi mà không biết  khi nào mình được bảo vệ khi thời gian gia hạn đã hết. Thật sự, chúng tôi cảm giác hụt hẫng, bất an, ước mơ nhận bằng THS khép lại sau lưng vì chỉ một lý do duy nhất có GV phản biện không đồng ý nên không được bảo vệ luận văn và lãnh bằng. Chẳng lẽ học chỉ để biết chương trình cao học (?!)

Bộ môn này thì người quyết định số phận chúng tôi là GS Ng Th. C . Và cả thế hệ chúng tôi học chỉ để biết chương trình cao học sau 3 năm vất vả học xa nhà, xa nơi công tác. Chúng tôi quá thất vọng về sự lựa chọn của mình vì khi nhìn lại thì bạn bè ra trường đã hết (họ không học ở trường này, ngay bộ môn này). Những anh chị khoảng 40 hay 50 tuổi thì họ càng muốn mình mau được báo cáo để cống hiến thời gian còn lại cho công việc, gia đình. Họ không hề muốn phải sống trong tâm trạng bất ổn này.

Tiền trang trải cho cuộc sống hàng ngày đã khó khăn lắm mới đeo đuổi ước mơ này. Nhưng sau khi hoàn tất chương trình học thì chỉ biết kêu TRỜI ƠI... (...) Chúng tôi phải chờ mà không biết là chờ cái gì, ao ước gì để được bảo vệ LV. Tất cả chúng tôi đều cầu nguyện mong có một sự sắp xếp lại để những học viên chúng tôi được bảo vệ LV cho dù là họ đã bao nhiêu tuổi, quá thời gian gia hạn đến đâu. Thời gian gia hạn càng dài mà sự sắp xếp lại không có thì chúng tôi chỉ là những người học để biết chương trình học cao học thôi.

Đây là những câu hỏi bất an trong cuộc sống hàng ngày của chúng tôi : có ai đã gặp trường hợp như tôi ? Một quá trình phấn đấu học tập và đổ biết bao nhiêu công sức vào tp HCM để học cao học rốt cuộc được gì sau 3 năm dài đằng đẵng và rồi khép lại là không chấp nhận để bảo vệ luận văn và xem như là học để biết chương trình cao học... tiền ở đâu ra để đeo đuổi quá trình học 3 năm? Nhìn người khác cùng khóa với mình học ra trường mau, cống hiến hết sức mình cho quá trình học và được đền đáp bằng một tấm bằng THS đỏ mà tôi cảm thấy ao ước biết bao? Còn tôi không biết khi nào có tấm bằng ấy? Kiến thức thì như đại dương và ôi thôi đủ mọi lý do để chúng tôi thèm tấm bằng ấy sau khi học hoàn tất chương trình cao học, còn để được báo cáo thì chao ôi chỉ biết chờ vào vì sao may mắn, chờ vào điều không biết là chờ cái gì. Tại sao có biết bao nhiêu trường mà chúng tôi không chọn, tại sao lại như vậy? Chờ và chờ? Buồn mãi mãi sau khi học chương trình cao học. Và khi trở lại đơn vị công tác, người ta hỏi :"Sao lâu quá... không bảo vệ ? Bộ... mê học lắm hả? Giàu quá mà chỉ cần đi tp HCM để biết chương trình học cao học là như thế nào thôi à?  Bị trường đuổi hả? Tiền nhiều không biết để dành hay sao mà lại đi học như vậy ??


NHIỀU KHI TÔI MUỐN ...........


Tại sao tôi lại phải rơi vào cảnh như vậy và biết bao nhiêu thế hệ đã từng bị hoàn cảnh như tôi ???

 

(Từ email: cuocsong_quabetac@yahoo.com.vn)

 

Ngọc Thanh - (vào lúc: 11:05 - 05-12-2010)
Tôi không quen biết bạn nhưng rất cảm động khi đọc bài viết của bạn. Theo tôi, việc bạn không được bảo vệ luận văn có thể do một trong hai lý do sau:
1. Do luận văn của bạn chưa đạt yêu cầu nên phản biện không đồng ý cho bảo vệ (về điều này, bạn không trách ai được)
2. Luận văn của bạn đạt yêu cầu nhưng nếu không được bảo vệ thì hình như bạn còn thiếu một cái gì đó (rất khó nói...). Sao bạn không đề nghị đổi GV phản biện để khách quan ?
Cứ theo lời bạn thì hình như GS C có vẻ coi thường học viên. Lối dạy này không thích hợp lắm trong một xã hội hiện đại, năng động mà người học giữ vai trò trung tâm.
Xin gửi tặng bạn một câu châm ngôn: "Tôi ơi, đừng tuyệt vọng !"

Phamngochien.com - 07:55 - 12/05/2010 - Bài của văn nghệ sĩ          

Gửi bình luận